Dị ứng da là gì?
Khi da bạn chạm vào bất cứ vật gì thì hệ thống miễn dịch của cơ thể đều sẽ có phản ứng nhất định. Tuy nhiên, việc hệ miễn dịch phản ứng quá mức và tạo ra kháng thể để chống lại thì sẽ gây ra dị ứng. Hậu quả là da của bạn bị phát ban đỏ, mẩn ngứa.
Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc. Thông thường sẽ chia viêm da tiếp xúc thành hai loại:
- Viêm da tiếp xúc gây kích ứng do tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa mạnh.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể do sử dụng các sản phẩm làm đẹp, kháng sinh bôi ngoài da,…
Khi bạn dị ứng với một đồ gì đó thì hầu hết sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thức khác. Thuốc nhuộm, nước hoa có thể xuất hiện trong nhiều loại sản phẩm bạn sử dụng hàng ngày có thể gây ra dị ứng.
Bạn cũng có thể dị ứng với phấn hoa, thuốc xịt, khói thuốc lá. Đây gọi là viêm da tiếp xúc trong không khí và chủ yếu xảy ra trên mí mắt, đầu và cổ của bạn. Tuy nhiên dị ứng với những chất trong không khí thường rất khó cho bác sĩ chuẩn đoán.
Dị ứng da có thể gây ra phát ban và sưng sâu trong da, gọi là phù.
Nếu bạn không tránh hoàn toàn được việc tiếp xúc với chất gây dị ứng thì có thể điều trị phát ban và giảm ngứa. Việc bị viêm da tiếp xúc do dị ứng là bệnh không di truyền.
Nguyên nhân gây ra dị ứng da
Thường mất ít nhất 10 ngày cơ thể mới có phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Thậm chí có thể bạn chạm vào đồ vật nhiều năm trước khi bạn có phản ứng dị ứng.
Tuy nhiên khi da có phản ứng dị ứng thì bạn có thể phản ứng trong vài phút sau khi tiếp xúc hoặc chỉ trong một hai ngày.
Nguyên nhân phổ biến gây dị ứng da bao gồm:
- Nickel – Kim loại thường sử dụng trong đồ trang sức, quần bò, mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội và nước tẩy rửa.
- Kem chống nắng và thuốc xịt côn trùng.
- Các loại kem bôi trên da như kháng sinh hoặc kem chống ngứa.
- Nước hoa
- Sản phẩm làm sạch
- Nhựa latex sử dụng để làm găng tay nhựa, một số loại quần áo, bao cao su và bóng bay.
- Hóa chất
Bạn cũng có khả năng bị dị ứng da nếu bạn bị eczema, viêm ở chân vì tuần hoàn kém, ngứa vùng kín.
>> Xem thêm Cách đối phó với viêm da dị ứng tiếp xúc
Chuẩn đoán thế nào khi bị dị ứng da
Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn đang phản ứng với gì tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân chính xác cũng không phải đơn giản. Xét nghiệm da chỉ có thể biết được da bạn nhạy cảm do đâu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không thể biết được tất cả những gì chạm lên da bạn ở vị trí nào vào ngày nào.
Thường các bác sĩ sẽ sử dụng các xét nghiệm TRUE. Đó bao gồm bộ ba các miếng dính lên lưng. Hình thức giống như miếng dán và trong đó có thử nghiệm 12 mẫu chất có thể gây dị ứng cho bạn. Bạn sẽ đặt chúng lên da trong 2 ngày sau đó bác sĩ lấy chúng ra để xem bạn có phản ứng không. Bạn sẽ phải tái khám trong 10 ngày để xem có phản ứng dị ứng nào đến muộn không.
Hoặc có một khách khác để thử dị ứng tại nhà. Bạn có thể để chất nghi ngờ gây ra dị ứng da cho mình như kem chống nắng trên da vài ngày. Đây là cách để xác định hoặc loại trừ những tác nhân kích ứng da.
Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Phương pháp tốt nhất đối với người bị dị ứng da là phòng ngừa. Hãy cố gắng tìm ra các nhân tố gây dị ứng da và tránh tiếp xúc nhiều nhất có thể.
Khi bị dị ứng da hãy cố gắng giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng trên da. Đừng bao giờ giã, mặc dù thật sự rất ngứa. Một số loại kem bôi hoặc thuốc uống tại nhà có thể giảm ngứa và ngừng sưng. Đó là:
- Kem bôi Hydrocortisone
- Thuốc mỡ dạng kem dưỡng da calamine
- Thuốc kháng histamin
- Đắp khăn lạnh
Ngoài ra, bạn nên khám bác sĩ để có được giải pháp điều trị dứt điểm cho tình trạng phát ban trên da và mẩn ngứa.
Thông thường dị ứng da sẽ xuất hiện trong vài tuần rồi sẽ hết. Tuy nhiên, với người có cơ thể dị ứng thì việc bị mẩn đỏ, phát ban sẽ trở lại khi bạn tiếp xúc với các chất gây kích ứng.