Điều chưa biết về vắc xin phòng bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm do virus sống trong cổ họng và đường ruột gây ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật vĩnh viễn trên thế giới cho tới khi vắc xin bại liệt ra đời từ năm 1955. Bệnh đã bị loại bỏ tại Hoa Kỳ từ năm 1955. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển bệnh bại liệt vẫn phổ biến và có nguy cơ lây nhiễm.

vắc xin bại liệt
Bệnh đã bị loại bỏ tại Hoa Kỳ từ năm 1955

Chính vì thế, tiêm phòng bại liệt vẫn là một trong những mũi vắc xin bắt buộc dành cho trẻ em. Ở Việt Nam, tiêm phòng bại liệt được khuyên dùng cho trẻ trước khi bé bắt đầu đi học.

Vắc xin bại liệt được đưa vào cơ thể như thế nào?

Nếu bạn đã được phòng bại liệt bằng vắc xin trước năm 2000, bạn có thể đã dùng vắc xin bại liệt đường uống (OPV), được chế tạo bằng một loại virus bại liệt sống. Mặc dù vắc xin bại liệt sống có hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh bại liệt nhưng có một tỷ lệ nhỏ trường hợp mắc phải bại liệt do uống vắc xin này.

Năm 2000, Hoa Kỳ chuyển sang dùng vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV). Dùng một dạng vắc xin bại liệt chứa virus không còn hoạt động, không có khả năng gây bệnh bại liệt. Vắc xin IPV được tiêm dưới cánh tay hoặc bắp đùi.

>> Xem thêm Cảnh báo: Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng ở trẻ

Đối tượng được khuyên tiêm vắc xin bại liệt

Hầu hết mọi người nên tiêm chủng ngừa vắc xin bại liệt khi còn nhỏ. Trẻ em nên được tiêm 4 liều IPV ở các lứa tuổi sau:

  • Một liều lúc 2 tháng
  • Một liều lúc 4 tháng
  • Một liều lúc 6 – 18 tháng
  • Một liều nhắc lại sau 4 – 6 năm
vắc xin bại liệt
Mọi người nên tiêm chủng ngừa vắc xin bại liệt khi còn nhỏ

IPV có thể được tiêm cùng lúc với các lần tiêm chủng khác.

Bởi hầu hết người trưởng thành đã được tiêm phòng khi còn nhỏ, nên không cần tiêm phòng bại liệt định kỳ cho người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, có ba nhóm đối tượng người trưởng thành có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh bại liệt để cân nhắc tiêm vắc xin. Đó là:

  • Khách du lịch đến các vùng có dịch bại liệt
  • Những người làm việc trong phòng thí nghiệm xử lý các mẫu vật có chứa virus bại liệt
  • Nhân viên y tế có khả năng lây nhiễm bại liệt từ người bệnh

Nếu bạn thuộc một trong nhóm đối tượng người dễ bị bại liệt, bạn nên thăm khám bac sĩ để tiêm vắc xin phòng bại liệt. Nếu bạn chưa tiêm phòng bại liệt lần nào thì thường bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm 3 liều:

  • Liều đầu tiên vào bất kì lúc nào
  • Liều thứ 2 sau 1 – 2 tháng
  • Liều thứ 3 từ 6 – 12 tháng sau liều thứ 2

Nếu bạn từng tiêm 1 tới hai liều vắc xin bại liệt, bạn nên tiêm một hoặc hai liều nhắc lại còn lại. Dù trước đó bạn đã tiêm vắc xin bại liệt từ bao giờ!

>> Xem thêm Thông tin tổng quan về bệnh truyền nhiễm

Đối tượng không nên tiêm vắc xin bại liệt

Bạn không nên tiêm vắc xin bại liệt khi:

  • Bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin bại liệt trước đó
  • Bạn dị ứng với kháng sinh streptomycin, polymyxin B hoặc neomycin
vắc xin bại liệt
Phụ nữ mang thai là đối tượng tránh tiêm phòng vắc xin bại liệt

Dù không có tác dụng phụ khi phụ nữ mang thai tiêm vắc xin nhưng đây là đối tượng tránh tiêm phòng bại liệt nếu có thể.

Người bị bệnh vừa hoặc nặng nên đợi khi cơ thể hoàn toàn bình phục thì hãy tiêm vắc xin phòng bại liệt.

Rủi ro và tác dụng phụ khi tiêm phòng bại liệt

Một số người tiêm phòng bại liệt bị đau, sưng đỏ ở vết tiêm nhưng nếu không xuất hiện thì vắc xin rất an toàn. Hầu hết những ai tiêm phòng vắc xin bại liệt đều không gặp bất kỳ vấn đề gì khi tiêm.

Tuy nhiên, vắc xin bại liệt cũng như các loại thuốc khác đều có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, như dị ứng nặng. Nhưng nguy cơ dị ứng vắc xin gây hậu quả nghiêm trọng là vô cùng nhỏ.