Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng tới lớp màng nhầy của cổ họng và mũi. Đây là bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác, bệnh bạch cầu có thể ngăn ngừa thông qua việc tiêm phòng sớm.
Nếu bạn nghi mình bị bạch cầu thì nên đi khám bác sĩ sớm. Do bệnh không được điều trị kịp thời có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới thận, hệ thần kinh và tim. Bệnh gây tử vong đối với 3% trường hợp mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Một loại vi khuẩn tên gọi là Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh lây khi tiếp giữa người với người hoặc tiếp xúc với các vật có vi khuẩn ở bề mặt như cốc hoặc khăn giấy đã sử dụng. Bạn cũng có thể mắc bạch hầu nếu ở xung quanh có người bệnh khi họ hắt hơi, ho hoặc xì mũi.
Ngay cả người nhiễm virus bạch hầu chưa có triệu chưng bệnh vẫn có thể truyền nhiễm bệnh trong thời gian từ 6 tuần kể từ khi mắc bệnh.
Khi nhiễm phải bạch hầu, các vi khuẩn sẽ giải phóng chất độc tố. Các độc tố lan truyền trong máu và tạo thành một lớp màng dày hình thành ở: trong mũi, họng, lưỡi. Trong một số trường hợp, chất độc cũng ảnh hưởng tới tim, não và thận. Khi đó bệnh sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như:
- Viêm cơ tim
- Tê liệt
- Suy thận
Nguy cơ mắc bạch hầu tăng cao khi?
Đối với trẻ em được tiêm phòng mở rộng mũi bạch hầu thì sẽ tránh được dịch bệnh lây lan cho toàn cộng đồng. Tuy nhiên, ở một số nước kém phát triển khi tỷ lệ tiêm chủng thấp thì trẻ dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi rất có nguy cơ mắc bạch hầu.
Ai cũng dễ mắc bạch hầu khi:
- Không tiêm phòng đầy đủ mũi vắc xin phòng chống bạch hầu
- Đi du lịch ở quốc gia không có tiềm chủng mở rộng cho người dân.
- Mắc bệnh rối loạn hệ miễn dịch, như bệnh AIDS
- Sống tại nơi không vệ sinh và đông người
Tổng hợp các triệu chứng bệnh bạch hầu
Dấu hiệu bạch hầu thường xuất hiện từ hai đến năm ngày kể từ khi nhiễm virus bạch hầu. Một số người thì không gặp bất kỳ triệu chứng nào, lại có người có các triệu chứng nhẹ tương tự như bị cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bạch hầu là một lớp phủ dày, màu xám trên cổ họng và amidan. Ngoài ra còn dễ:
- Sốt cao
- Ớn lạnh
- Sưng tuyển ở cổ
- Ho
- Đau họng
- Da xanh tái
- Chảy nước dãi
- Mệt mỏi, khó chịu
Khi bệnh bạch hầu tiến triển gây ra nhiễm trùng có thể dẫn đến: khó thở và khó nuốt, thay đổi tầm nhìn, nói lắp, có dấu hiệu shock.
Giải pháp chẩn đoán và điều trị bạch hầu
Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường các hạch bạch huyết bị sưng. Ngoài ra, việc có các vết phủ màu xám ở cổ họng hay amidan thì bác sĩ hoàn toàn có thể kết luận bạn đã bị bạch hầu. Nếu cần chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bị ảnh hưởng và gửi đi xét nghiệm.
Khi phát hiện mắc bạch hầu, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị tích cực và nhanh chóng do tính nguy hiểm và dễ thành dịch.
Bước đầu của điều trị chính là tiêm mũi chống độc để chống lại độc tố do vi khuẩn tạo ra. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp thêm các liều nhỏ của thuốc kháng độc tố và dần tích lũy với số lượng lớn hơn. Ngoài ra, để trị bạch hầu cũng cần thêm kháng sinh như erythromycin hoặc penicillin để loại bỏ nhiễm trùng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ở trong bệnh viện để tránh lây nhiễm. Ngoài ra, họ cũng sẽ kê thuốc kháng sinh cho những ai tiếp xúc với bạn để ngừa bệnh.
Vắc xin bạch hầu – Giải pháp duy nhât giúp phòng ngừa bệnh
Vắc xin phòng bạch hầu được gọi là DtaP. Thường sẽ được tiêm chung một mũi với vắc xin ho gà và uốn ván. Vắc xin DtaP được tiêm trong mũi 5 trong 1. Độ tuổi cần tiêm vắc xin gồm:
- 2 tháng tuổi
- 4 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi
- 15 – 18 tháng tuổi
- 4 – 6 tuổi
Có một số trẻ bị dị ứng với vắc xin bạch hầu. Sau khi tiêm trẻ dễ bị co giật, nổi mề đay nhưng sau đó sẽ biến mất.
Vắc xin phòng bạch hầu chỉ có tác dụng trong khoảng 10 năm, nên trẻ cần tiêm lại vào khoảng 12 tuổi. Đối với người trưởng thành nên tiêm vắc xin ngừa bạch hầu kết hợp với vắc xin uốn ván cùng lúc. Đây là giải pháp tối ưu giúp bạn và người thân không mắc bệnh bạch hầu trong tương lai.