Giải đáp thắc mắc “Kết quả xét nghiệm test nhanh Covid-19 có đáng tin cậy không?”

Hiện nay, kết quả test nhanh Covid-19 đã được Bộ Y tế ghi nhận cho phép sử dụng để xác định ca mắc mới Covid-19. Vậy so với kết quả test PCR thì kết quả test nhanh có độ chính xác cao hay không?

xét nghiệm nhanh Covid-19
Kết quả test nhanh Covid-19 chính xác đến mức nào?

Tìm hiểu độ chính xác của các loại test Covid-19 hiện nay

Covid-19 là bệnh đường hô hấp có thể gây ra nhiều triệu chứng nặng, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền từ trước như tiểu đường, béo phì hoặc huyết áp cao.

Hai loại xét nghiệm thường được sử dụng để xác định tình trạng nhiễm SARS-CoV-2, loại coronavirus gây ra bệnh Covid-19 hiện nay. Cụ thể là:

  • Xét nghiệm PCR: Đây là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), còn gọi là xét nghiệm chẩn đoán hoặc xét nghiệm phân tử. Xét nghiệm PCR có thể giúp chẩn đoán Covid-19 bằng cách phát hiện vật chất di truyền của coronavirus. Xét nghiệm PCR được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh của các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh các nước (CDC).
  • Xét nghiệm test nhanh: Đây là xét nghiệm kháng nguyên giúp chẩn đoán có nhiễm Covid-19 bằng cách tìm kiếm các phân tử nhất định được tìm thấy trên bề mặt của virus SARS-CoV-2. Phương pháp test này sử dụng một bộ dụng cụ giống như que thử thai tại nhà. Test nhanh thường có kết quả ngay chỉ sau chưa tới 15 phút và không cần phải đưa vào phòng thí nghiệm.

Dù vậy theo các chuyên gia tuy test nhanh có kết quả nhanh chóng nhưng sẽ không chính xác bằng xét nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm. Cùng xem chi tiết thông tin dưới đây để biết được độ chính xác của các kit xét nghiệm test nhanh và khi nào nên dùng kết quả test nhanh thay vì xét nghiệm PCR.

>> Xem thêm Tìm hiểu về con đường lây lan của Covid-19

Kết quả xét nghiệm test nhanh Covid-19 chính xác tới mức nào?

xét nghiệm nhanh Covid-19
Kết quả test nhanh Covid-19 sẽ có kết quả nhanh chóng chỉ trong vài phút

Thông thường test nhanh Covid-19 có kết quả rất nhanh chóng chỉ trong vài phút và không cần phải là người có chuyên môn trong ngành y phân tích trong phòng thí nghiệm.

Hầu hết các xét nghiệm test nhanh Covid-19 là xét nghiệm kháng nguyên và đôi khi hai thuật ngữ này có thể dùng để thay thế cho nhau.

Việc test nhanh có thể thực hiện tại:

  • Tại nhà với bộ kit test nhanh Covid-19
  • Tại phòng khám có khả năng test nhanh Covid-19.
  • Hiệu thuốc
  • Sân bay
  • Bệnh viện

Trong quá trình test nhanh, bạn hoặc chuyên gia y tế sẽ đưa tăm bông vào mũi, họng hoặc cả hai để lấy ra chất nhầy và tế bào. Sau đó, mẫu dịch của bạn sẽ được đưa vào que test xem hiện ra một vạch hai hai vạch. Nếu hiện ra 1 vạch ở chữ C thì là kết quả âm tính, 2 vạch cả chữ C và T thì kết quả dương tính. Nếu que thử chỉ hiện 1 vạch ở chữ T thì là do que thử bị lỗi.

Dù kết quả test nhanh sẽ có kết quả nhanh chóng nhưng vẫn sẽ có độ tin tưởng thấp hơn so với xét nghiệm PCR vì chúng yêu cầu nhiều vi rút hơn trong mẫu của bạn để ra kết quả dương tính. Xét nghiệm nhanh có nguy cơ cao cho kết quả âm tính giả.

Âm tính giả: có nghĩa là xét nghiệm cho thấy bạn không nhiễm Covid-19 khi thực sự bạn có nhiễm.

Test nhanh Covid-19 tại nhà chính xác tới mức nào?

xét nghiệm nhanh Covid-19
Kết quả test nhanh đang được Bộ Y tế ghi nhận để tính ca nhiễm mới

Tuy kết quả test nhanh Covid-19 không chính xác bằng xét nghiệm PCR tiêu chuẩn vàng nhưng chúng vẫn có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các trường hợp Covid-19 nếu không bị phát hiện. Xét nghiệm test nhanh Covid-19 có khả năng âm tính giả cao hơn dương tính giả – nghĩa là xét nghiệm sẽ chỉ ra bạn không nhiễm Covid-19 trong khi bạn đang có nhiễm.

Trong một nghiên cứu của các chuyên gia vào tháng 8/2021, họ đã so sánh kết quả của test nhanh Covid-19 với kết quả xét nghiệm PCR để phát hiện người nhiễm Covid-19. Trong vòng 0 – 12 ngày kể từ ngày khởi phát triệu chứng, test nhanh tại nhà đã xác định chính xác 78,9% người có vi rút và chính xác 97,1% người không có vi rút.

Các nghiên cứu nhận thấy xét nghiệm thực hiện 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng gần như chính xác như các xét nghiệm thực hiện vào ngày đầu tiên triệu chứng xuất hiện.

Khả năng kết quả test nhanh cho kết quả âm tính giả

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để nhận thấy độ chính xác của các kết quả test nhanh với người đã bị nhiễm Covid-19 (âm tính) nhưng que test lại chỉ hiện 1 vạch.

Độ chính xác đối với những người có triệu chứng Covid-19

Người đã có các triệu chứng của Covid-19 thì các xét nghiệm test nhanh sẽ có kết quả chính xác trong khoảng 72% khi test trong cả thời gian nhiễm. Khoảng tin cậy 95% là 63,7% tới 79%, nghĩa là nhà nghiên cứu tin tưởng 95% người test nằm ở mức trung bình giữa hai giá trị này.

Độ chính xác cho người không có triệu chứng Covid-19

Nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người không có triệu chứng Covid-19 sẽ có kết quả dương tính chính xác trong 58,1% trong các lần test nhanh. Khoảng tin cậy 95% là từ 40,2% tới 74,1%.

Độ chính xác trong tuần đầu tiên của các triệu chứng so với tuần thứ hai

Các xét nghiệm nhanh chính xác hơn cung cấp kết quả Covid-19 dương tính khi được thực hiện trong tuần đầu tiên có triệu chứng. Các nghiên cứ cho thấy xét nghiệm nhanh đã xác định chính xác trường hợp Covid-19 trung bình 78,3% trường hợp trong tuần đầu tiên.

Trong tuần thứ hai, mức trung bình giảm xuống 51%.

Khả năng xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính giả

xét nghiệm nhanh Covid-19
Hiếm khi test nhanh Covid-19 cho kết quả dương tính giả

Các xét nghiệm test nhanh hiếm khi nào cho kết quả dương tính giả. Dương tính giả là khi bạn xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong khi bạn không thực sự nhiễm bệnh.

Trong một nghiên cứu vào tháng 3/2021 các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng xét nghiệm nhanh cho kết quả Covid-19 dương tính chính xác đối với 99,6% người.

Tại sao kết quả test nhanh lại được công nhận để xác định người nhiễm Covid-19?

xét nghiệm nhanh Covid-19
Nên test lại PCR nếu như bạn test nhanh âm tính mà vẫn xuất hiện một số triệu chứng Covid-19

Dù test nhanh sẽ có kết quả âm tính giả tương đối cao nhưng việc test nhanh mang lại một số lợi ích so với việc xét nghiệm PCR. Do:

  • Kết quả test nhanh Covid-19 sẽ có chỉ sau 3 – 5 phút thay vì 5 – 8 tiếng như test PCR.
  • Dễ dàng tự mình test cho cả gia đình ngay tại nhà thay vì phải tới bệnh viện hoặc phòng khám có khả năng xét nghiệm PCR.
  • Ít tốn kém hơn việc phải xét nghiệm PCR.
  • Không cần phải có chuyên môn y tế mới có thể test ra kết quả chính xác.

Rất nhiều địa điểm công cộng như sân bay, sân vận động, trung tâm giải trí cần xét nghiệm test nhanh Covid-19 để sàng lọc nhanh các trường hợp dương tính tiềm ẩn. Tất nhiên việc test nhanh không thể ghi nhật được tất cả trường hợp dương tính với Covid-19 nhưng sẽ phát hiện được một số trường hợp bị bỏ qua.

Phải làm sao nếu như test nhanh âm tính mà vẫn có các triệu chứng Covid-19?

Nếu xét nghiệm test nhanh Covid-19 cho kết quả âm tính nhưng bạn vẫn thấy xuất hiện một số triệu chứng bệnh như ngứa họng, sốt, ho, rát họng… thì bạn nên xét nghiệm PCR để có kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm PCR được chứng minh cho kết quả chính xác trong 97,2% trường hợp.

Phải làm sao nếu nghĩ rằng mình nhiễm Covid-19?

Hầu hết những người bị nhiễm Covid-19 sẽ có các triệu chứng bệnh khá nhẹ. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm Covid-19, bạn nên cách ly với người khác càng sớm càng tốt.

Bạn nên gọi tới trạm y tế gần nhất hoặc đường dây nóng nếu như xuất hiện một trong các triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Nhầm lẫn trong khi nói
  • Đau ngực hay khó thở
  • Móng tay, da hoặc môi có màu xám hoặc xanh nhạt
  • Các triệu chứng khác của Covid-19 tăng nặng

Tổng kết

Như vậy, có thể nói xét nghiệm nhanh Covid-19 sẽ chính xác nhất khi được áp dụng trong tuần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng.

Nguy cơ nhận được kết quả âm tính giả là khá cao đối với người thực hiện xét nghiệm nhanh. Đối với người có triệu chứng thì có khoảng 25% bị âm tính giả. Đối với người không có triệu chứng thì nguy cơ còn lên tới 40%. Ngược lại thì kết quả xét nghiệm nhanh chỉ có kết quả dương tính giả trong 1% các trường hợp.

Xét nghiệm nhanh Covid-19 có thể coi như là một xét nghiệm sơ bộ để xác định bạn có nhiễm bệnh hay không. Tuy nhiên, nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng và test nhanh ra kết quả âm tính thì tốt nhất bạn nên xác nhận lại bằng việc xét nghiệm PCR.

Đào Tâm