Làm sao để phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng trong mùa hè nắng nóng?

Nhiệt miệng thường xảy ra trong mùa hè nắng nóng, gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, giao tiếp. Điều trị nhiệt miệng bằng cách nào hiệu quả nhanh và không tái phát?

nhiệt miệng ngày nắng nóng
Nhiệt miệng gây đau, xót và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những vết loét trong miệng ở bất kỳ vị trí nào, có thể ở niêm mạc miệng hoặc trên lưỡi. Phổ biến nhất là nhiệt miệng do loét áp-tơ. Các vết loét nhiệt miệng thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong khoảng 10 – 14 ngày. Phụ nữ bị nhiệt miệng thường xuyên hơn so với nam giới.

Có ba loại nhiệt miệng:

  • Loét áp-tơ nhỏ: Phổ biến nhất, chiếm 80%. Vết loét này nhỏ, tròn hoặc bầu dục và có chiều ngang dưới 10mm. Thường vết loét có màu vàng nhạt nhưng ở những vùng xung quanh có thể bị sưng và đỏ. Số vết loét thường từ 1 đến 5 vết cùng lúc. Khi bị nhiệt miệng dạng nhẹ thì chỉ khoảng 7 – 10 ngày là tự khỏi mà không để lại sẹo.
  • Loét áp-tơ thể nặng: Xảy ra trong 10% trường hợp nhiệt miệng. Vết loét có chiều ngang 10mm hoặc lớn hơn. Thường chỉ có 1 hoặc 2 vết xuất hiện tại một thời điểm. Mỗi vết loét kéo dài từ hai tuần đến vài tháng sẽ lành lại và để lại sẹo. Do nhiệt miệng nặng nên sẽ rất đau và gây ảnh hưởng tới việc ăn uống mỗi ngày.
  • Nhiệt miệng do Herpetiform: Xảy ra khoảng 10% trường hợp. Nhiệt miệng dạng này là những vết loét nhỏ li ti có kích thước như đầu đinh ghim, chiều ngang khoảng 1 – 2 mm. Nhiều vết loét xảy ra cùng một lúc nhưng một số vết loét miệng có liên kết với nhau tạo thành hình dạng bất thường. Trong trường hợp này nhiệt miệng có thể kéo dài từ một tuần cho tới hai tháng.

Nhiệt miệng áp-tơ thường xảy ra lần đầu tiên từ khoảng 10 tuổi. Bệnh rất dễ tái phát nhưng có thể vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm giữa mỗi đợt loét. Các vết loét có xu hướng ít tái phát hơn khi chúng ta già đi. Trong nhiều trường hợp, cuối cùng bệnh nhiệt miệng sẽ không trở lại nữa.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

nhiệt miệng trong mùa hè
Một số loại thuốc có thể gây nhiệt miệng khi sử dụng thời gian dài

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra nhiệt miệng chưa xác định được. Bệnh này không lây truyền từ người khác. Hầu hết các trường hợp các vết loét miệng phát triển không rõ lý do ở người khỏe mạnh.

Một số trường hợp khác nhiệt miệng có thể do một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Chấn thương trong miệng: Do răng giả không phù hợp, bàn chải đánh răng quá cứng,…
  • Thay đổi nồng độ hormone: Một số phụ nữ nhận thấy vết loét miệng xảy ra ngay trước khi có kinh nguyệt. Ở một số trường hợp khác, nhiệt miệng chỉ tăng nặng hơn sau khi mãn kinh.
  • Ngừng hút thuốc: Một số người khi ngừng hút thuốc thì xuất hiện nhiệt miệng.
  • Thiếu sắt hoặc thiếu vitamin: Có thể là một trong các nguyên nhân gây nhiệt miệng.
  • Di truyền: Loét miệng có thể xuất hiện ở các thành viên trong gia đình.
  • Căng thẳng hoặc lo lắng: Được cho là nguyên nhân gây loét miệng áp-tơ ở một số người.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây loét miệng như: Nicorandil, thuốc chống viêm (Ibuprofen),…

Nếu bạn đi khám thì hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài các vết loét miệng. Các triệu chứng quan trọng khác bao gồm loét da hoặc viêm loét ở bộ phận sinh dục hoặc đau khớp. Qua thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm loét miệng.

Các phương pháp điều trị nhiệt miệng do loét áp-tơ hiệu quả

nhiệt miệng trong mùa hè
Điều trị nhiệt miệng mục đích giúp giảm đau trong miệng

Điều trị nhiệt miệng mục đích là làm dịu cơn đau khi vết loét xảy ra và giúp cho chúng mau lành hơn. Tuy nhiên hiện không có sẵn cách nào có thể ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

Không cần điều trị

Cơn đau do nhiệt miệng thường nhẹ đặc biệt nếu vết loét áp-tơ dạng nhỏ là phổ biến. Mỗi đợt loét sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Thay đổi thói quen mỗi ngày để giảm đau khi bị nhiệt miệng

Tránh thức ăn cay, đồ uống trái cây có tính axit và thức ăn quá mặn (chẳng hạn như khoai tây chiên giòn) có thể làm cho cơn đau và rát nặng hơn.

  • Dùng ống hút để hút đồ uống để tránh chất lỏng chạm vào vết loét trong miệng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm. Nếu răng giả của bạn không phù hợp và dễ va vào vết loét miệng thì nên làm lại bộ răng.
  • Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ loại thuốc nào có khả năng gây ra nhiệt miệng thì có thể thay đổi loại thuốc. Nếu bạn đang sử dụng liệu pháp thay thế nicotine qua đường uống thì có thể sử dụng một loại khác thay thế như miếng dán hoặc thuốc xịt mũi.
  • Súc miệng nước muối: Hòa nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng trong hai phút rồi nhổ ra. Nên thực hiện thường xuyên ngậm nước muối khi bị nhiệt miệng để giúp vết loét nhanh lành hơn.

Thuốc điều trị viêm loét do nhiệt miệng áp-tơ hiệu quả

  • Nước súc miệng Chlorhexidine: Giúp giảm cơn đau khi bị nhiệt miệng. Nước súc miệng này cũng giúp vết loét nhanh lành hơn. Nước súc miệng cũng có thể giúp cho vết loét nhanh lành hơn và ngừa các vết loét bị nhiễm trùng. Nên dùng nước súc miệng này hai lần mỗi ngày. Tuy nhiên, loại nước súc miệng này có thể gây ố vàng răng nếu bạn sử dụng thường xuyên và không thể giúp giảm phát triển vết loét mới.
  • Viên ngậm steroid: Cũng có thể làm giảm cơn đau và giúp viêm loét nhanh lành hơn. Khi ngậm thuốc thì dùng lưỡi đẩy viên ngậm tiếp xúc với vết loét cho đến khi viên ngậm tan ra. Viên ngậm steroid có hiệu quả tốt nhất càng sớm càng tốt sau khi viết loét xuất hiện. Nếu sử dụng sớm thì nhiệt miệng có thể giảm sút và ngừa bùng phát hiệu quả. Thường nhiệt miệng chỉ nên ngậm viên ngậm steroid mỗi ngày bốn lần, mỗi lần một viên. Không dùng quá năm ngày.
  • Kem bôi nhiệt miệng: Sử dụng bôi vào vết nhiệt miệng ngày hai lần để giúp nhanh lành vết thương.
  • Nước ngậm thảo dược: Sử dụng nước ngậm thảo dược từ các thành phần từ thiên nhiên giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả. Tiêu biểu như sản phẩm Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất giúp giảm viêt loét miệng do nhiệt và giảm đau nhanh do rát khi bị nhiệt miệng.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

nhiệt miệng trong mùa hè
Nên chọn thức ăn không kích ứng miệng để nhanh lành vết loét

Các vết loét miệng rất dễ tái phát nhưng có thể giảm tần suất nhiệt miệng bằng một trong những cách sau:

  • Chọn lựa đồ ăn phù hợp: Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây kích ứng nhiệt miệng. Một số loại thực phẩm cần tránh như khoai tây chiên, bánh quy giòn, một số loại gia vị, thức ăn mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi và cam.
  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thật tốt: Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa để giữ cho miệng luôn sạch sẽ và không chứa thức ăn có thể gây đau. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng các mô mỏng ở miệng, đồng thời tránh kem đánh răng và nước súc miệng nước muối.
  • Có biện pháp bảo vệ miệng: Nếu bạn đang niềng răng hoặc sử dụng răng giả hãy hỏi bác sĩ về các loại sáp chỉnh nha để che các cạnh sắc nhọn.

Đào Tâm