Người bệnh ung thư phải làm sao nếu dương tính với Covid-19?

Covid-19 mới xuất hiện được hơn 2 năm nhưng làm đảo lộn cuộc sống của tất cả chúng ta. Đối với người khỏe mạnh thì nguy cơ bị nặng khi nhiễm Covid-19 là khá thấp tuy nhiên với người bị ung thư thì nguy cơ biến chứng nặng hơn. Vậy người bệnh ung thư nếu bị nhiễm Covid-19 phải làm sao để bệnh không tăng nặng và nhanh khỏi?

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Người bị ung thư nhiễm Covid-19 rất nguy hiểm

Người đã từng bị ung thư hay đang điều trị ung thư thường có hệ miễn dịch suy yếu hơn so với người khỏe mạnh. Đặc biệt những người đang điều trị ung thư bằng các phương pháp: hóa trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc đích,… đều ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của họ.

Covid-19 là gì?

Coronavirus là nhóm lớn virus có khả năng gây bệnh đường hô hấp cho người và động vật. Virus corona gây ra đại dịch như hiện này được viết tắt là COVID-19. Do trường hợp đầu tiên mắc bệnh được chẩn đoán tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Từ đó virus đã lan ra hầu hết các nước trên thế giới.

Virus Covid-19 lây lan qua tiếp xúc gần với người khác trong khoảng 2 mét thông qua các giọt bắn khi một người ho hoặc hắt hơi. Những giọt hô hấp này có thể di chuyển trong không khí và được hít vào hoặc đi vào mũi, miệng hoặc mắt của người xung quanh.

Virus rất dễ lây lan giữa người với người. Bạn có thể ủ bệnh trước khoảng hai ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Quan trọng hơn, có những người nhiễm bệnh không triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan virus cho người khác.
Nghiên cứu cho thấy chủng mới Covid-19 như omicron có thể sống trong không khí tới ba giờ. Tuy nhiên, việc bị lây nhiễm khi chạm vào bề mặt trước đó người nhiễm bệnh chạm là rất thấp. Nếu cẩn thận thì bạn vẫn nên vệ sinh các bề mặt nơi công cộng như nắm cửa, mặt bàn, điện thoại di động và các bề mặt tiếp xúc hàng ngày.

Người bệnh ung thư có tiêm được vắc xin COVID-19?

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Người bị ung thư có thể tiêm vắc xin Covid-19

Các loại vắc xin Covid-19 được phê duyệt tiêm chủng ở Việt Nam đều được coi là an toàn và hiệu quả cho người đang điều trị ung thư hay có tiền sử bị ung thư. Theo CDC khuyến cáo thì người đang điều trị ung thư nên được tiêm chủng. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng về các tác dụng phụ và thời gian tiêm nhắc lại.

Các triệu chứng Covid-19 là gì?

Theo CDC, một loạt các triệu chứng đã được ghi nhận khi nhiễm Covid-19 từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Một số triệu chứng phổ biến gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi và đau người
  • Đau đầu
  • Viêm họng, rát ngứa họng
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Tiêu chảy

Người bệnh ung thư nếu có triệu chứng này nên gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn test nhanh Covid-19.

Hầu hết người bị nhiễm bệnh đều có triệu chứng hô hấp nhẹ và có thể hồi phục tại nhà chỉ trong khoảng hai tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người.

Một số triệu chứng nặng cần được cấp cứu gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Đau ngực dai dẳng hoặc cảm giác đè nặng ở ngực
  • Ngất xỉu
  • Xanh ở môi hoặt mặt

Nếu bạn thấy người thân có bất kỳ triệu chứng cảnh báo nào ở trên cần liên hệ với y tế địa phương càng sớm càng tốt. Người bệnh ung thư hay người có các bệnh lý nền khác như: bệnh thận mạn tính, COPD, bệnh tim, béo phì, tiểu đường,… có nguy cơ cao bị nặng và gặp các biến chứng sau khi nhiễm Covid-19.

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người từng nhiễm Covid-19 gồm:

Cách xử trí khi bị nhiễm Covid-19

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Xét nghiệm PCR có kết quả chính xác nhất

Người bệnh ung thư có các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên gọi cho bác sĩ điều trị. Nếu có một trong các triệu chứng nặng thì cần gọi cho trạm y tế địa phương và có phương pháp cấp cứu sớm nhất.

Để xác nhận có bị nhiễm virus Covid-19 hay không thì cần thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo 2 cách:

  • Xét nghiệm PCR: là phương pháp chính xác nhất, tuy nhiên cần phải đợi 5 – 7 giờ mới có kết quả. Giá thành khoảng từ 500.000đ/1 mẫu xét nghiệm.
  • Test nhanh Covid-19: sẽ có kết quả nhanh chóng chỉ sau 5 – 15 phút. Giá thành rẻ hơn, dao động từ 60.000đ – 120.000đ 1 kit test. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơ thể có virus Covid-19 nhưng test nhanh chưa lên 2 vạch – dương tính.
Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Test nhanh Covid-19 có kết quả chỉ sau 5 – 15 phút sau khi lấy mẫu

Hiện nay, người có bệnh lý nền nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đang được thử nghiệm sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir theo đơn. Người bệnh ung thư nhiễm Covid-19 nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng loại thuốc này.

Cùng với việc test, nên thực hiện các bước sau để bảo vệ người khác:

  • Điều trị tại nhà, trừ khi cần chăm sóc y tế.
  • Tự cách ly khỏi các thành viên khác trong gia đình mình
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy đúng cách và rửa tay
  • Tự theo dõi các triệu chứng và nhiệt độ cơ thể
  • Đeo khẩu trang khi ở gần những người khác

Nên thực hiện theo các bước trên trong ít nhất năm ngày kể từ lần đầu tiên xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, bạn cần đeo khẩu trang và đồ bảo hộ khi tiếp xúc với người khác ít nhất hai ngày nữa. Bạn nên thực hiện test nhanh vào ngày thứ 5 để xem đã âm tính hay chưa và thực hiện đủ 7 ngày cách ly theo quy định của Bộ y tế.

Làm sao để bảo vệ bản thân và người khác tránh nhiễm Covid-19?

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Người bệnh ung thư nên đeo khẩu trang thường xuyên ở nơi công cộng

Cách tốt nhất để phòng tránh Covid-19 cũng như để không bị tăng nặng nếu nhiễm là tiêm phòng vắc xin và tiêm nhắc lại nếu có thể.

Quan trọng nhất là cần thực hiện đầy đủ các phương pháp phòng bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng và tránh tiếp xúc với nhiều người nếu không cần thiết.

Cùng với việc tiêm đủ vắc xin ngừa Covid-19, mỗi người nên tuân theo các phương pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh tập trung ở nơi công cộng
  • Tránh các phương tiện giao thông công cộng và đi lại nếu không cần thiết
  • Làm việc tại nhà nếu có thể
  • Giữ khoảng cách với người khác 2m ở nơi công cộng
  • Tránh tiếp xúc với người có khả năng lây nhiễm bệnh

Đối với người bệnh ung thư bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sống chung với bệnh ung thư đã di căn thì có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bổ sung gồm:

  • Rửa tay thường xuyên và không chạm tay vào mắt mũi miệng
  • Tránh tiếp xúc gần với bạn bè và gia đình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu cần chăm sóc khi điều trị bệnh
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh
  • Dự trữ thuốc
  • Nhờ bạn bè hoặc người thân mua thuốc và thực phẩm thiết yếu cho mình

Có an toàn khi điều trị ung thư trong đại dịch?

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Nên thăm khám và điều trị ung thư định kỳ

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhiều bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe đã trì hoãn việc khám chữa bệnh trong các trường hợp không cần cấp cứu khẩn cấp, đe dọa tới tính mạng. Hệ quả làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị của nhiều người bệnh ung thư.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bệnh viện điều trị ung thư đều hoạt động trở lại bình thường. Vì thế, người bệnh nên đi khám và thực hiện điều trị đúng theo lịch trình định trước của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ xem xét tình hình và đưa ra chẩn đoán riêng cho mỗi người bệnh ung thư nhiễm Covid-19 trước khi quyết định đâu là phương pháp điều trị ung thư trong đại dịch.

Hầu hết các bệnh viện hiện nay đều đã áp dụng các phương pháp thực hành an toàn để giảm phơi nhiễm Covid-19 trong bệnh viện. Đồng thời, việc khám và điều trị sẽ được giảm nhẹ để thời gian nằm viện giảm ít nhất có thể. Các cuộc khám bệnh sẽ được sắp xếp để tránh phải tiếp xúc gần giữa những người bệnh.

Phải làm sao để không còn đơn độc khi bị cách ly vì nhiễm Covid-19?

Người bị ung thư nhiễm Covid-19
Liên lạc với người thân là cách giúp giảm cô độc trong thời gian cách ly

Việc tự cách ly tại nhà để điều trị người bệnh ung thư nhiễm Covid-19 là cực kỳ quan trọng để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, việc bị xa lánh trong một khoảng thời gian có thể dẫn tới cảm giác lo lắng, cô đơn và khó chịu.

Hãy thực hiện một số phương pháp dưới đây để quản lý loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và thấy lạc quan hơn khi nhiễm bệnh:

  • Sử dụng phương tiện truyền thông online để nhắn tin và nói chuyện với người thân và bạn bè
  • Gọi điện thoại để giữ liên lạc với người khác
  • Tìm hiểu một sở thích mới như: đan móc, xếp hình hoặc giải ô chữ
  • Trên hết, cần suy nghĩ lạc quan và luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mình.

Đào Tâm