Những điều chưa biết về co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Co thắt phế quản là tình trạng các cơ trong phế quản bị co lại hoặc thắt chặt, làm giảm lưu lượng không khí lưu thông từ 15% trở lên. Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

co thắt phế quản
Phế quản co thắt là bệnh nhiều người gặp phải

Co thắt phế quản thường gặp ở những người bị hen suyễn, dị ứng và các bệnh phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và những người trên 65 tuổi.

Hiện tượng co thắt phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng một số loại vi rút và vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền sang cho người khác.

Co thắt phế quản là gì?

Co thắt phế quản
Phế quản co thắt làm ảnh hưởng tới lưu thông khí trong phổi

Khi thở, không khí sẽ đi qua cổ họng và ống khí quản. Sau đó luồng khí đi vào ống phế quản. Các ống phế quản dẫn tới phổi và phân nhánh thành các đường dẫn khí nhỏ hơn.

Thông thường, các cơ xung quanh ống phế quản mỏng và mịn cho phép không khí lưu thông dễ dàng. Nếu như có vấn đề về đường hô hấp như bệnh hen suyễn thì các cơ này có thể bị co lại và thu hẹp đường thở. Đây chính là tình trạng co thắt phế quản. Khi bị co thắt phế quản việc hít vào thở ra trở nên khó khăn hơn và sẽ có hiệ tượng khò khè khi cố gắng thở bình thường.

Nguyên nhân gây co thắt phế quản

Một số vấn đề y tế, chất gây dị ứng và thuốc có thể gây co thắt phế quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt phế quản ở trẻ gồm:

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm nhiễm làm ảnh hưởng tới phổi. Các cơn hen suyễn xảy ra khi niêm mạc của các tiểu phế quản bị sưng lên và các cơ xung quanh chúng cũng bị căng ra.

Hen suyễn dị ứng là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn. Ở bệnh hen suyễn do dị ứng, các ống phế quản sẽ co lại khi người bệnh hít phải các chất gây phản ứng dị ứng. Một số chất gây dị ứng phổ biến gồm: phấn hóa, bụi bẩn và lông đông vật.

Hen suyễn không do dị ứng có thể bị kích hoạt bởi các chất gây kích thích như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, khói, mùi từ một số sản phẩm tẩy rửa, không khí hanh khô. Tập thể dục mạnh cũng có thể làm khởi phát cơn hen suyễn ở một số người.

Viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và khí phế thũng

Viêm phế quản là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng co thắt phế quản. Viêm phế quản cấp tính có thể phát triển như một biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do cảm lạnh. Đây là một tình trạng tức thời và thường có thể điều trị được bằng thuốc.

Viêm phế quản mãn tính là một vấn đề sức khỏe kéo dài. Đây là một trong những bệnh có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). COPD là một bệnh phổi tiến triển khiến người bệnh khó thở hơn.

Khí phế thũng là một bệnh khác do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra. Các túi khí nhỏ trong phổi của người bệnh bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Hệ quả làm suy giảm khả năng nạp đầy không khí và thở ra đúng cách.

Triệu chứng của co thắt phế quản dễ nhận biết

Co thắt phế quản
Người bị co thắt phế quản dễ bị ho khan, thở khò khè

Các dấu hiệu của co thắt phế quản khá rõ ràng trong khi mức độ nghiêm trọng của bệnh liên quan tới mức độ đường thở bị thu hẹp hoặc khi lượng khí lưu thông bị hạn chế.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị co thắt phế quản gồm:

  • Đau, tức và cảm giác co thắt ở ngực và lưng
  • Khó nhận đủ không khí hoặc thở như bình thường
  • Thở khó khè hoặc có tiếng rít khi hít vào thở ra
  • Ho khan
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức mà không có lý do rõ ràng
  • Cảm thấy choáng hoặc chóng mặt

Chẩn đoán bệnh co thắt phế quản

Co thắt phế quản
Co thắt phế quản cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Bác sĩ cần chẩn đoán và kê đơn điều trị cho chứng co thắt phế quản. Đối với các trường hợp phức tạp và nghiêm trọng thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa phổi để chẩn đoán kĩ hơn.

Thông thường các bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh phổi và dị ứng, trước khi nghe phổi bằng ống nghe.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nếu nghi ngờ bị co thắt phế quản, bác sĩ sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để đánh giá mức độ co thắt hoặc giảm luồng khí và hơi thở của người bệnh.

Một sốt xét nghiệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Thử nghiệm đo xoắn ốc, khuếch tán phổi và thể tích phổi: Người bệnh hít vào thở ra nhiều lần với lực vừa phải và tối đa thông qua một ống kết nối với máy tính.
  • Xét nghiệm đo oxy trong máu: Một thiết bị đo lượng oxy trong máu – Sp02 được gắn vào đầu ngón tay.
  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT): Hình ảnh của ngực và phổi có thể được chụp lại để loại trừ các tình trạng nhiễm trùng.

Để xác định liệu co thắt phế quản có phải do tập thể dục hay không, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tăng không khí tự nguyện eucapnic. Trong quá trình làm thử nghiệm này, người bệnh có thể cần hít vào một hỗn hợp oxy và CO2 để xem làm thay đổi chức năng phổi của họ như thế nào.

Các phương pháp điều trị co thắt phế quản

Co thắt phế quản
Co thắt phế quản có thể cần dùng thuốc dạng hít

Trong hầu hết các trường hợp co thắt phế quản, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản. Các loại thuốc này làm cho đường thở mở rộng, tăng luồng khí.

Ba loại thuốc giãn phế quản thường được sử dụng là thuốc chủ vận beta, thuốc kháng cholinergic và theophylline.
Mặc dù các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng co thắt phế quản có dạng viên nén, thuốc tiêm và dạng lỏng, nhưng thuốc ở dạng hít được đánh giá hiệu quả cao hơn.

Kế hoạch điều trị tốt nhất phụ thuộc vào cá nhân từng người bệnh như mức độ nghiêm trọng, tần suất và nguyên nhân gây ra co thắt phế quản.

Đối với các trường hợp nặng hoặc mãn tínhh, bác sĩ có thể khuyên dùng steroid để giảm viêm trong đường thở và tăng lưu lượng khí. Khi co thắt phế quản do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ cũng có thể kê đơn kháng sinh.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng co thắt phế quản bao gồm:

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

Loại thuốc giãn phế quản có tác dụng trong vòng vài phút và tác dụng sẽ kéo dài trong vòng vài giờ.

Các bác sĩ kê đơn thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để giảm nhanh các cơn co thắt đột ngột, nghiêm trọng và điều trị chứng co thắt do vận động. Thông thường, người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc này từ một đến hai lần mỗi tuần.

Người bệnh có thể dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn ở dạng ống hít hoặc ở dạng lỏng để khí dung được sử dụng thông qua máy khí dung.

  • Thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn gồm:
  • AccuNeb, Proair, Ventolin
  • Metaproterenol
  • Xopenex
  • Maxair

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài kết hợp steroid

Đối với các trường hợp co thắt phế quản mãn tính, thuốc có tác dụng kéo dài có thể kê đơn kết hợp steroid dạng hít để giúp ngăn ngừa cơn co thắt.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh dùng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài hai hoặc ba lần mỗi ngày và vào những thời điểm đã định.

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài phổ biến và thuốc corticosteroid dạng hít bao gồm:

  • Advair
  • Symbicort
  • Serevent
  • Foradil
  • Flovent
  • Prednisolone
  • Pulmicort

Nếu co thắt phế quản do tập thể dục, cần dùng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài và thuốc corticosteroid dạng hít từ 15 đến 20 phút trước khi tập thể dục để giảm nguy cơ co thắt.

Nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích hoặc thuốc gây co thắt phế quản, việc tránh hoặc ngừng tiếp xúc với các chất này cũng sẽ giảm các cơn co thắt.

Đào Tâm