Những sự thật thú vị về hệ thống xương của người

Hệ thống này thực hiện một số chức năng rất quan trọng, ví dụ như tạo nên hình hài cơ thể, hỗ trợ các chuyển động cơ thể và tạo ra tế bào máu mới.

1. Trẻ nhỏ có nhiều xương hơn người lớn

Người lớn có 206 chiếc xương trong cơ thể, nhưng điều này không đúng với trẻ sơ sinh.

Bộ xương của một đứa bé mới sinh có xấp xỉ khoảng 300 thành phần khác nhau, tạo nên một hỗn hợp xương và sụn. Phần sụn cuối cùng thì cứng lên để trở thành xương trong một quá trình được gọi là sự hóa xương. Ví dụ, xương bánh chè của trẻ sơ sinh thực chất là sụn, phải mất đến vài năm để chúng biến thành xương.

xương trong cơ thể
Người lớn có 206 chiếc xương trong cơ thể

Theo thời gian, số xương “thừa” trong trẻ sơ sinh hợp nhất lại thể tạo ra những chiếc xương lớn hơn, giảm thiểu số lượng xương tổng thể xuống còn 206 khi đến tuổi trưởng thành.

2. Bàn chân và bàn tay chứa hơn một nửa số xương trong cơ thể

Xương có rất nhiều hình dáng và kích cỡ, thêm vào đó, chúng không được phân bố đồng đều trải khắp cơ thể, vì vậy, một vài khu vực có nhiều xương hơn các khu vực khác rất nhiều. Chứa nhiều xương nhất trong số đó là bàn tay và bàn chân.

Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó. Hay nói cách khác, bàn tay và bàn chân chứa hơn nửa số xương trong cơ thể bạn.

>> Xem thêm 10 Loại thực phẩm tốt cho khớp gối

3. Một vài người có một cái xương sườn thừa

Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp), nhưng cứ trong khoảng 500 người thì một người có một cái xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ngay trên phần cổ trên xương đòn, nó thường không thành hình hoàn chỉnh, nhiều khi nó chỉ là một sợi mô rất mỏng.

Tuy nhiên, bất kể hình dạng có như thế nào thì chiếc xương phụ này đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó chèn vào các mạch máu hay dây thần kinh gần kề. Điều này thường dẫn đến một tình trạng được gọi là hội chứng tắc nghẽn ổ cắm ngực, thường được biểu hiện bằng những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác tay hoặc chân, đông máu và những vấn đề khác.

xương sườn
Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp)

4. Mỗi chiếc xương đều được nối với một chiếc xương khác- trừ một ngoại lệ

Xương móng là một chiếc xương có hình móng ngựa trong cổ họng, nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp. Nó cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không kết nối với bất kì một chiếc xương nào khác.

Xương móng thường được coi là nền tảng căn bản trong việc hình thành giọng nói, bởi vì nó có thể làm việc với thanh quản và lưỡi để tạo ra giao độ âm thanh trong tiếng nói của con người. Người Neanderthal là họ người duy nhất có xương móng như người hiện đại, và những nghiên cứu về các chủng người đã khiến các nhà khoa học suy đoán rằng người Neanderthal có thể có các mô hình âm thanh phức tạp như người hiện đại.

>> Xem thêm Chưa 30 tuổi đã đau nhức xương khớp nguy hiểm như thế nào?

5. Những người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên chế tạo ra chân, tay giả

Bộ phận giả thường được dùng để thay thế những nơi có bộ phận cơ thể bị mất hoặc bị thương. Một vài bộ phận giả chỉ đơn thuần dùng để thẩm mỹ – ví dụ như mắt nhân tạo- nhưng những bộ phận thay thế xương, điển hình như chân, tay giả hoặc khớp giả, đều phục vụ những mục đích chức năng.

xương giả
Vào khoảng 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra bộ phận thay thế chức năng đầu tiên

Vào khoảng 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra bộ phận thay thế chức năng đầu tiên: một chiếc ngón chân cái nhân tạo. Nghiên cứu vào năm 2011 chỉ ra rằng những người Ai Cập với ngón chân giả có thể đi lại bằng sandal dễ dàng hơn với những người mất ngón chân mà không có bộ phận thay thế.

6. Loài người đã phải đối mặt với u xương trong hơn 120.000 năm

Xương được tạo thành từ những tế bào sống đang hoạt động, và như mọi tế bào khác trong cơ thể bạn, tế bào xương dễ bị tổn thương bởi u lành tính và thậm chí cả ung thư. Nhưng điều này không có gì mới cả, người hiện đại và họ hàng của chúng ta đã gặp phải u xương trong hàng nghìn năm.

Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tìm ra một khối u trong xương sườn của người Neanderthal có niên đại lên đến 120.000- 130.000 năm. Đây là khối u trong người cổ xưa nhất từng được phát hiện.

>> Xem thêm Lời khuyên giúp bạn phòng chống bệnh xương khớp hiệu quả

7. Động vật có xương sống chiếm phần nhỏ trong thế giới động vật

Hệ thống xương cứng của con người nằm dưới các lớp da và cơ, tương tự như ở các loài động vật có xương sống khác, bao gồm cả các loài lưỡng cư, chim, bò sát và cá. Nhưng động vật có xương sống chỉ chiếm 2% trong tổng số các loài động vật có trên hành tinh, 98% còn lại là động vật không xương sống, gồm có côn trùng, nhện và động vật thân mềm.

Điều này có nghĩa là đại đa số các loài động vật trên hành tinh không có xương trong hoặc xương ngoài. Một vài loài động vật không xương sống có khung xương được làm từ một chất dạng sợi được gọi là kitin, trong khi các loài khác thì có cấu trúc xương chứa đầy dịch, điển hình như ở sứa và sâu.

8. Cá mập thay đến hàng ngàn cái răng trong đời

Răng thì không được tính là xương, nhưng chúng vẫn là một phần của hệ thống xương. Hầu hết con người có 52 răng trong cuộc đời, 20 răng sữa được thay từ khi còn nhỏ và 32 cái răng vĩnh viễn.

Cá mập thì lại khác, chúng có răng cửa hình cưa và rất nhiều các hàng răng thay thế. Những hàng răng này dịch chuyển đều đặn, ổn định về phía trước khi răng cửa rụng đi. Nhiều khi, cá mập thay răng thường xuyên đến nỗi khoảng thời gian giữa hai đợt thay răng chỉ tầm 8 đến 10 ngày. Tốc độ thay răng như vậy cũng có nghĩa là một con cá mập thay khoảng 30.000 cái răng trong đời.

9. Xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể người

Xương rất chắc và khỏe, được cấu tạo để nâng đỡ một lực rất lớn, chúng còn cứng hơn cả thép. Nhưng, đáng ngạc nhiên là xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể chúng ta.

Danh hiệu này được đặt cho một bộ phận khác của hệ thống xương: men răng. Chất này bảo vệ chân răng và độ cứng của nó có được là do nồng độ chất khoáng cao (chủ yếu là muốn canxi), theo như nghiên cứu của Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Men răng
Men răng giúp bảo vệ chân răng và độ cứng của nó có được là do nồng độ chất khoáng cao

10. Con người không trực tiếp điều khiển xương

Một trong những mặt hàng trang phục bán rất chạy trong dịp lễ Halloween và trong các bộ phim kinh dị là những bộ xương biết đi. Tất nhiên, một sinh vật như thế hoàn toàn là do tưởng tượng mà có vì chúng không có não hay hệ thống thần kinh để điều khiển chuyển động. Nhưng kể cả nếu chúng có những bộ phận quan trọng trên, chúng vẫn không thể đi lại được.

Khi con người di chuyển tay, chân hay bất kì một bộ phận nào khác của cơ thể, đó không phải là chúng ta đang ra lệnh cho xương chuyển động, mà là chúng ta đang ra lệnh cho các cơ – được gắn vào xương – chuyển động.

11. Con người đã biết cách điều trị gãy xương trong hàng ngàn năm

Trong cuốn sách Edwin Smith Papyrus của Ai Cập cổ đại, xuất hiện vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên, tác giả cuốn sách có diễn tả cách làm thế nào để điều trị gãy xương, ví dụ là một cánh tay bị gãy. Cuốn sách ghi rằng chúng ta cần sắp xếp lại các mảnh xương cho đúng vị trí rồi băng bó vết thương với vải lanh.

Trong tuyển tập Hippocratic, một tài liệu y học Hy Lạp có niên đại vào khoảng tầm 440- 330 trước Công nguyên, các tác giả đã mô tả một cách chi tiết kĩ thuật xếp xương của họ, bao gồm việc tẩm ước vải lanh trong dầu và sáp.