Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật trên toàn thế giới. Nhận biết được nguyên nhân gây đau lưng rất quan trọng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hoặc giảm bớt cơn đau.
Xác định những nguyên nhân gây đau lưng
Lưng của con người bao gồm một cấu trúc phức tạp của cơ, dây chằng, gân, đĩa và xương, cùng phối hợp để nâng đỡ cơ thể và giúp chúng ta có thể di chuyển. Các đoạn của cột sống được đệm bằng các miếng đệm giống như sụn được gọi là đĩa. Các vấn đề với bất kỳ thành phần nào trong số này đều có thể dẫn đến đau lưng. Tuy vậy, vẫn có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng gây đau lưng.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau lưng thường gặp:
1. Căng cơ, chấn thương
Đau lưng thường bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng, quá tải hoặc chấn thương tác động lên các cấu trúc ở phần lưng.
Các tình trạng căng thẳng hoặc chấn thương gồm:
- Căng cơ hoặc dây chằng
- Co thắt cơ
- Chấn thương, gãy xương hoặc ngã
Các hoạt động có thể dẫn đến căng cơ hoặc co thắt bao gồm:
- Nâng đỡ đồ vật không đúng cách
- Nâng đồ vật có trọng lượng quá nặng
- Thực hiện một chuyển động đột ngột
2. Các vấn đề về cấu trúc lưng
Một số vấn đề về cấu trúc cũng có thể là nguy cơ gây đau lưng như:
Đĩa đệm có vấn đề
Mỗi đốt sống trong cột sống được đệm bởi các đĩa đệm. Nếu đĩa đệm bị vỡ sẽ gia tăng áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến đau lưng. Cũng giống như đĩa đệm bị vỡ, đĩa đệm phồng lên có thể gây ra nhiều áp lực hơn lên dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa
Cơn đau nhói và dữ dội di chuyển qua mông và xuống mặt sau của chân, do đĩa đệm bị phồng hoặc thoát vị đè lên dây thần kinh.
Viêm khớp
Viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề với các khớp ở hông, lưng dưới và những nơi khác.
Hẹp tủy sống
Trong một số trường hợp, không gian xung quanh tủy sống bị thu hẹp. Đây được gọi là chứng hẹp ống sống.
Độ cong bất thường của cột sống
Nếu cột sống cong một cách bất thường như trong chứng vẹo cột sống có thể dẫn tới đau lưng.
Loãng xương
Là tình trạng xương, bao gồm cả đốt sống của cột sống trở nên giòn và xốp, làm cho xương yếu, dễ gãy và đau lưng.
Các vấn đề về thận
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận có thể gây đau lưng.
3. Chuyển động và tư thế
Ngồi vẹo lưng, gù lưng khi làm việc, sử dụng máy tính hoặc do các chuyển động không đúng cách trong cuộc sống hàng ngày có thể dẫn đến các vấn đề về lưng và vai. Bạn nên thận trọng, tránh nhưng tư thế và hoạt động có thể dẫn đến đau lưng sau đây:
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Lái xe trong thời gian dài không nghỉ ngơi
- Ngủ trên nệm không nâng đỡ cơ thể và không giữ cho cột sống thẳng
4. Các nguyên nhân do bệnh lý liên quan
Một số bệnh lý có thể gây đau lưng bao gồm:
Hội chứng ngựa cauda
Hội chứng ngựa cauda là một bó rễ thần kinh cột sống phát sinh từ đầu dưới của tủy sống. Các triệu chứng bao gồm đau âm ỉ ở lưng dưới và mông trên, cũng như tê ở mông, cơ quan sinh dục và đùi. Đôi khi có rối loạn chức năng ruột và bàng quang.
Ung thư cột sống
Một khối u trên cột sống có thể đè lên dây thần kinh, dẫn đến đau lưng.
Nhiễm trùng cột sống
Sốt và xuất hiện vùng mềm, ấm trên lưng có thể là do cột sống bị nhiễm trùng.
Các bệnh nhiễm trùng khác
Bệnh viêm vùng chậu, bàng quang hoặc nhiễm trùng thận cũng có thể dẫn đến đau lưng.
Rối loạn giấc ngủ
Những người bị rối loạn giấc ngủ có nhiều khả năng bị đau lưng hơn so với những người khác.
Bệnh zona
Là một tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh có thể dẫn đến đau lưng tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.
Các yếu tố tăng nguy cơ đau lưng
Bất cứ ai cũng có thể bị đau lưng, ngay cả trẻ em và thanh thiếu niên. Sau đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây đau lưng.
Độ tuổi
Đau lưng phổ biến hơn khi già đi, bắt đầu vào khoảng 30 hoặc 40 tuổi.
Ít vận động
Lười vận động làm cho các cơ yếu đi, không được sử dụng ở lưng và bụng có thể dẫn đến đau lưng.
Thừa cân
Trọng lượng cơ thể dư thừa gây thêm căng thẳng cho lưng.
Bệnh tật
Một số loại viêm khớp và ung thư có thể góp phần gây ra đau lưng.
Nâng đỡ không đúng cách
Cách nâng vật nặng hoặc cúi người không đúng cách cũng dẫn đến đau lưng.
Tình trạng tâm lý
Những người dễ bị trầm cảm và lo lắng có nguy cơ bị đau lưng cao hơn.
Hút thuốc lá
Những người hút thuốc lá có tỷ lệ đau lưng cao hơn người khác do hút thuốc gây ho nhiều hơn, có thể dẫn đến đĩa đệm thoát vị. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Phòng ngừa đau lưng như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân và nguy cơ gây đau lưng, nhưng có nhiều biện pháp mà mỗi người có thể thực hiện để ngăn ngừa tình trạng này.
Duy trì cân nặng hợp lý
Vì thừa cân, béo phì gây đè nặng lên các khớp xương, dễ dây đau lưng nên nếu đang bị dư thừa cân nặng, bạn nên áp dụng các biện pháp để giảm cân. Duy trì cân nặng hợp lý cũng sẽ giúp ích cho sức khỏe tổng thể.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đau thắt lưng. Nguy cơ tăng lên theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày, vì vậy bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ này.
Tránh các động tác gây căng, vặn lưng
Các động tác gây vặn và căng lưng nên tránh hoặc hạn chế để phòng ngừa đau lưng tái phát.
Tránh nâng vật nặng, nhưng nếu buộc phải làm, hãy để chân thay vì lưng và giữ lưng thẳng không vặn, tìm thêm người hỗ trợ nếu trọng lượng mang vác vượt quá khả năng của bạn.
Chú ý tư thế ngồi
Chọn ghế ngồi có hỗ trợ tốt cho phần lưng, có tay vịn và đế xoay khi làm việc hay học tập. Đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phần nhỏ của lưng có thể duy trì đường cong bình thường của lưng. Giữ đầu gối và hông của bạn ngang bằng. Thay đổi vị trí của bạn thường xuyên, ít nhất nửa giờ một lần.
Tập thể dục
Đi bộ và bơi lội là những hoạt động thể chất tốt cho lưng và dễ thực hiện.
Các bài tập aerobic với những động tác không gây căng thẳng hoặc lắc lưng có thể tăng sức mạnh và độ bền ở lưng và cho phép cơ bắp hoạt động tốt hơn.
Các bài tập cơ bụng và cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cho phần lưng. Các cơ này nếu có thể kết hợp cùng nhau linh hoạt và nhuần nhuyễn giống như một sự bảo vệ tự nhiên vững chắc cho lưng, phòng tránh đau lưng tái phát.
DS Phan Thu Hiền