Virus “tấn công” cơ thể và gây bệnh như thế nào?

Có rất nhiều bệnh tật do virus gây ra, nhưng nhiều người không hiểu tại sao virus tấn công và gây bệnh, cũng như không biết làm cách nào để chống lại virus.

Virus “tấn công” cơ thể
Hiểu được cơ chế xâm nhập của virus để biết cách phòng tránh

Các nhà sinh học ước tính có 380 nghìn tỷ virus đang sống trong cơ thể – gấp 10 lần số vi khuẩn. Cơ thể của chúng ta thực sự là những siêu tổ chức của các tế bào, vi khuẩn, nấm và virus cùng chung sống. Nhiều loại chỉ đơn giản là ký sinh để tồn tại, nhưng một số khác lại gây bệnh.

Tìm hiểu về một số loại virus, cách thức xâm nhập và tấn công cơ thể, để biết cách phòng tránh hiệu quả.

Virus là gì?

Virus là ký sinh trùng siêu nhỏ, thường nhỏ hơn nhiều so với vi khuẩn. Chúng chỉ có thể phát triển và nhân lên trong vật chủ là một cơ thể sống như người, động vật hoặc thực vật.

Virus khác nhau về hình thức và độ phức tạp. Chúng bao gồm vật chất di truyền, DNA hoặc RNA, với một lớp protein bao quanh. Một số có thêm một lớp áo bên ngoài. Lớp áo này có thể có nhiều gai và giúp chúng bám và xâm nhập vào các tế bào vật chủ.

Các nhà khoa học phân loại virus theo nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Hình dạng và kích thước: có thể là hình que, hình cầu hoặc các hình dạng khác
  • Loại axit nucleic: chứa thông tin di truyền
  • Có lớp bao lipid bảo vệ hay không

Một số loại virus gây bệnh

Virus “tấn công” cơ thể
Một số loại virus gây bệnh

Virus có thể xâm nhập và gây ra nhiều bệnh cho con người, có thể kể đến là:

Virus lây nhiễm như thế nào?

Chạm vào

Virus có trên tay, khi đưa tay lên chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, virus có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Các giọt đường hô hấp

Một số virus có trong các giọt đường hô hấp. Khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, virus sẽ theo các giọt bắn ra ngoài.

Tiếp xúc trực tiếp

Một số loại virus có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus. Ví dụ, virus gây u nhú ở người (HPV) có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da. Virus Epstein-Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mono) có thể lây lan qua nước bọt, như khi hôn.

Dịch cơ thể

Ví dụ HIV có thể truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm

Norovirus là một loại virus có thể xâm nhập vào cơ thể và vi rút tấn công cơ thể khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Côn trùng cắn

Muỗi đốt người bệnh có virus, sau đó muỗi truyền sang cho người khác.

Sinh con

Người mẹ bị nhiễm cytomegalovirus có thể truyền virus cho thai nhi trong quá trình sinh nở.

Virus “tấn công” cơ thể
Virus lây lan qua nhiều con đường khác nhau

Virus xâm nhập cơ thể như thế nào?

Virus không chứa ribosome (là cấu trúc của tế bào tham gia tổng hợp protein) nên nó không thể sinh sản độc lập và hoàn toàn phụ thuộc vào vật chủ.

Các sinh vật này xâm nhập vào cơ thể và bám vào bề mặt tế bào. Tùy thuộc vào loại virus, nó tìm kiếm các tế bào ở các bộ phận khác nhau: gan, hệ thống hô hấp hoặc máu. Khi nó đã tự gắn vào tế bào khỏe mạnh, nó sẽ xâm nhập vào tế bào đó.

Khi virus ở bên trong tế bào, nó sẽ mở ra để DNA và RNA đi ra ngoài và đi thẳng vào nhân tế bào. Chúng sẽ xâm nhập vào một phân tử và tạo ra các bản sao của chính nó. Các bản sao này sẽ ra khỏi nhân để được nhận protein, có tác dụng bảo vệ DNA và RNA của chúng.

Các bản sao mới này (hàng triệu bản sao) sẽ rời khỏi tế bào đã bị nhiễm bệnh để lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác. Tại đây, chúng sẽ lại nhân lên. Các tế bào bị nhiễm virus có thể bị hư hỏng hoặc chết.

Tuy nhiên, khi virus lây nhiễm vào cơ thể con người, không phải lúc nào cũng gây bệnh. Khi nhiều tế bào cơ thể bị tổn thương do nhiễm trùng mới bùng phát các triệu chứng bệnh. Tuy vậy, ngay khi phát hiện thấy virus tấn công, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động mạnh để chống lại.

Virus “tấn công” cơ thể
Hệ miễn dịch phát hiện và chống lại virus

Hệ miễn dịch chống lại virus bằng cách nào?

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện ra virus, ngay lập tức sẽ bắt đầu thực hiện các biện pháp để bảo vệ cơ thể.

Các tế bào T đặc biệt, được gọi là tế bào T gây độc tế bào, có thể nhận ra các tế bào có chứa virus và giải phóng các chất giết chết các tế bào đó. Một số virus có thể thoát khỏi sự phát hiện của các tế bào T, nhưng các tế bào miễn dịch khác – tế bào tiêu diệt tự nhiên – có thể khiến tế bào chứa virus chết.

Ngoài ra, các tế bào cơ thể chứa virus sẽ phát ra các protein gọi là interferon để cảnh báo các tế bào khác rằng có virus. Điều này giúp các tế bào khỏe mạnh có cơ hội tự vệ bằng cách thay đổi cấu trúc phân tử trên bề mặt của chúng.

Các kháng thể cũng có thể giúp chống lại virus trước khi nó xâm nhập vào tế bào. Chúng sẽ vô hiệu hóa virus hoặc thay đổi để virus không thể xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh.

Nếu hệ thống miễn dịch chống lại được virus, và ngăn ngừa nó nhân lên, thì sẽ không bị bệnh. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch không kiểm soát được virus, quá trình bệnh sinh sẽ bắt đầu. Virus vượt qua các chướng ngại vật như khoảng cách, hệ thống miễn dịch hoặc màng nhầy để đến các cơ quan khác nhau.

Làm thế nào để chống lại virus?

Hệ thống miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể. Nếu nó không thể chống lại virus, virus đã lây nhiễm sang một số cơ quan và gây bệnh thì cần dùng thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus được sử dụng để làm hỏng chuỗi DNA, ngăn chặn virus sinh sôi.

Virus cũng có thể được ngăn ngừa một cách chủ động bằng việc tiêm vắc xin. Vắc xin chứa một loại virus bất hoạt, hoặc chứa một lại virus sống giảm độc lực, hoặc là loại vắc xin mRNA, sử dụng công nghệ vectơ virus. Vắc xin có thể giảm đáng kể khả năng bị bệnh nặng do virus, giảm nguy cơ truyền virus cho người khác.

Nhiễm virus là điều không thể tránh khỏi. Để không bị bệnh và nếu bị bệnh cũng nhanh chóng hồi phục, mỗi người nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh và áp dụng các phương pháp để tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Vân Anh