Thông tin chi tiết các bệnh tai mũi họng phổ biến nhất và cách phòng tránh

Rất nhiều người nghĩ rằng các bệnh tai mũi họng là bệnh vặt và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu cảnh báo và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không được điều trị.

bệnh tai mũi họng
Bệnh tai mũi họng nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng

Tai mũi họng là 3 bộ phận liên quan mật thiết với nhau, có nhiệm vụ nghe, thở, phát âm và giúp cơ thể giữ thăng bằng. Bệnh tai mũi họng xảy ra khi các cơ quan này bị viêm, bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.

Bệnh tai mũi họng thường kéo dài dai dẳng, dễ tái phát, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc sống trong môi trường ô nhiễm.

Các vấn đề tai mũi họng phổ biến nhất

Dưới đây là những căn bệnh và tình trạng sức khỏe liên quan đến tai mũi họng phổ biến nhất, bạn nên biết để có hướng điều trị cũng như dự phòng đúng.

1. Các vấn đề liên quan đến tai

Tình trạngNguyên nhânTriệu chứngBiến chứng
Mất thăng bằngMeniere (rối loạn tai trong)- Đi đứng loạng choạng
- Nhìn mờ
- Có vấn đề về trí nhớ
- Mất phương hướng
- Nhiễm trùng tai
- Đột quỵ
Chóng mặtDo viêm tai giữaMọi thứ như đang quay cuồng- Nhiễm trùng tai
- Đột quỵ
Viêm tai (thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)Các ống tai bị tắc do dịch nhầy và chất lỏng- Trẻ quấy khóc nhiều, khó ngủ
- Dịch chảy ra ngoài tai
- Ù tai
Rối loạn thính giác hoặc bị điếc
Rối loạn thính giác hoặc điếc- Tai trong hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương
- Ráy tai
- Dịch trong tai
- Thủng màng nhĩ
- Ù tai hoặc giảm thính lực đột ngột
- Có cảm giác người đối diện đang lầm bầm
Meniere (rối loạn tai trong)Bộ phận của tai trong bị rối loạn- Chóng mặt dữ dội
- Ù tai
- Đau tai
- Mất thính lực dần dần

2. Các vấn đề liên quan đến mũi

Tình trạngNguyên nhânTriệu chứngBiến chứng
Dị ứng- Phấn hoa
- Bụi
- Bào tử nấm mốc
- Lông thú cưng
- Món ăn
- Côn trùng cắn
- Thuốc
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Ngứa mũi, ngứa mắt
- Phát ban
- Khó thở
Sốc phản vệ
Viêm mũi xoang- Vi khuẩn và nấm phát triển trong mũi xoang gây viêm nhiễm
- Dị ứng
- Bệnh hô hấp
- Tổn thương và nhiễm trùng răng hàm trên
- Sổ mũi, chảy nước mũi
- Nghẹt mũi
- Đau mũi xoang
- Nặng mặt
- Chảy mũi sau (dịch mũi xoang chảy xuống cổ họng)
- Ho
- Mệt mỏi
- Viêm họng mạn tính
- Các biến chứng về mắt: Viêm mô liên kết quanh hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mi mắt, túi lệ.
- Viêm phế quản mạn tính
- Viêm màng não
- Viêm tắc tĩnh mạch hang

3. Các vấn đề liên quan đến họng

Tình trạngNguyên nhânTriệu chứngBiến chứng
Bạch hầuNhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae- Viêm họng
- Sưng hạch ở cổ
- Sốt
- Suy nhược cơ thể
- Viêm cơ tim do nhiễm độc
- Liệt dây thần kinh sọ não cục bộ (số 4, số 10)
- Viêm dây thần kinh ngoại biên.
Viêm họngNhiễm vi rút (cảm lạnh hoặc cúm).- Đau hoặc cảm giác nóng trong cổ họng
- Đau nặng hơn khi nuốt hoặc nói
- Đau, sưng các tuyến ở cổ hoặc hàm
- Amidan bị sưng đỏ, có mủ
- Giọng nói khàn hoặc bị nghẹt.
- Mất ngủ
- Chán ăn
- Suy nhược cơ thể
Nhiễm trùng phế cầuDo vi khuẩn Gram dương thuộc Streptococcus.S.pneumoniae- Ho có đờm xanh hoặc lẫn máu
- Sốt
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh và thở hổn hển
- Rùng mình và ớn lạnh
- Đau khi ho hoặc thở mạnh
- Buồn nôn
- Tiêu chảy.
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.

Điều trị bệnh tai mũi họng như thế nào?

Bệnh tai mũi họng và các vấn đề liên quan dễ tiến triển thành mạn tính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm mũi có thể dẫn đến viêm tai, viêm xoang có thể gây nhiễm trùng hốc mắt, viêm màng não…

Vì vậy, khi có các triệu chứng bệnh như đã liệt kê ở bảng trên, nên có biện pháp tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Nếu có các triệu chứng bất thường (như tình trạng bệnh tăng nặng, sốt cao không hạ, khó thở…) cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi đã được bác sĩ điều trị, cần tuân thủ đúng phác đồ và đơn thuốc. Tránh điều trị gián đoạn, dừng thuốc giữa chừng khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, bởi điều này có thể dẫn đến nhờn thuốc. Người bệnh cũng không nên uống hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ vì dễ khiến bệnh nặng hơn, gây ra nhiều tác dụng phụ.

bệnh tai mũi họng
Một số bệnh tai mũi họng tiến triển nhanh nên cần đi khám càng sớm càng tốt

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tai mũi họng

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc bảo vệ và phòng ngừa bệnh tai mũi họng là việc rất quan trọng. Bởi đây chính là “cửa ngõ” để các vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Để bảo vệ tai mũi họng, hỗ trợ điều trị bệnh tai mũi họng tại nhà cũng như phòng ngừa bệnh, nên áp dụng các biện pháp sau:

1. Ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài

  • Đeo khẩu trang che kín mũi và miệng
  • Hạn chế đến nơi đông người khi không cần thiết
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng
  • Luôn khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm tay hàng ngày
  • Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý
bệnh tai mũi họng
Súc họng là cần ngửa cao cổ lên để nước muối tiếp xúc với vùng hầu họng

2. Xử lý tình trạng sổ mũi, đau họng

  • Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và khoáng chất như Dung dịch vệ sinh mũi Zenko
  • Có thể rửa mũi để đào thải sạch dịch nhầy, lưu ý sử dụng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng để rửa đúng cách
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày
  • Uống nước ấm để làm dịu cổ họng, làm loãng dịch nhầy
  • Xịt họng bằng dung dịch xịt họng thảo dược, ví dụ như Dung dịch Xịt họng Nhất Nhất
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng, ấm để không gây kích ứng cổ họng.
bệnh tai mũi họng
Có thể sử dụng Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất để hỗ trợ giảm viêm họng, ho

3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

  • Ăn uống đầy đủ, ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất: vitamin D kích hoạt hệ miễn dịch, vitamin C nâng cao hệ miễn dịch, vitamin E giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp, kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch…
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể tái tạo năng lượng
  • Có biện pháp để kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, tránh để căng thẳng kéo dài, gây suy giảm miễn dịch.

Vân Anh