Tàn nhang là những đốm tập trung melanin – một loại protein sắc tố. Melanin xuất hiện khi bức xạ tia cực tím (UV) tiếp xúc với da. Melanin bảo vệ da khỏi tác hại của UV bằng cách làm thâm da, giống như làn da của bạn ẩn dưới một cặp kính mát.
Melanin là gì?
Melanin do một loại tế bào gọi là melanocyte sản sinh. Ở một số người, melanocyte trải đều, và việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra rám nắng. Ở những người khác, melanocyte chụm lại và khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tạo ra những đốm melanin, còn được gọi là tàn nhang.
Tại sao những người tóc đỏ có xu hướng có nhiều tàn nhang hơn?
Vì cả tóc đỏ và tàn nhang thường do cùng một gen gây ra – gen MC1R. Gen này nằm trên melanocyte và kiểm soát sự cân bằng sắc tố trong cả tóc và da. Khi MC1R hoạt động bình thường, nó chuyển bất cứ sắc tố nào mà cơ thể sản sinh thành eumelanin – chịu trách nhiệm cho màu tóc đen và nâu, và màu da. Khi MC1R bị “phá vỡ”, nó cho phép loại sắc tố hiếm pheomelanin ở người hình thành trong cơ thể. Pheomelanin gây ra màu tóc đỏ và màu thâm của tàn nhang.
Các biến thể của MC1R cũng kiểm soát số lượng tàn nhang của chúng ta. Nhưng MC1R không phải là gen duy nhất gây ra tàn nhang. Khoảng 1 thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện một gen khác liên quan đến tàn nhang ở người Trung Quốc. Các gen khác cũng có thể có liên quan – các nhà khoa học vẫn chưa làm sáng tỏ các nguyên nhân di truyền ẩn sau tàn nhang, vốn xuất hiện khác nhau ở các nhóm dân tộc.
>> Xem thêm Nhận biết cấu tạo da mặt và chức năng
Kem chống nắng – Giải pháp phòng ngừa tàn nhang phát triển
Trong khi một số rối loạn sắc tố da có thể gây ra tàn nhang, bản thân tàn nhang không phải là vấn đề đáng lo lắng (không giống như nốt ruồi). Nhưng nếu bạn có tàn nhang, cần đảm bảo bôi kem chống nắng thường xuyên vì những khu vực không xuất hiện tàn nhang sẽ đặc biệt nhạy với ánh nắng.
Theo suckhoedoisong.vn
BS Tuyết Mai
(Univadis/MSN)