Bật mí cách làm giảm ho đêm kéo dài đơn giản mà hiệu quả không ngờ!

Ho là cách để cơ thể loại bỏ các chất kích thích, các loại vi trùng và chất nhầy dư thừa trong phổi. Tuy nhiên, ho đêm kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn cũng như người thân.

ho đêm kéo dài
Ho đêm kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Ho có đờm hoặc ho khan vào ban đêm đều khiến bạn khó ngủ hoặc tỉnh giấc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ làm ảnh hưởng tới công việc cũng như tinh thần của bạn. Để tìm được cách trị ho vào ban đêm hiệu quả cần biết được đâu là nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới ho đêm kéo dài

Cảm lạnh hoặc cảm cúm

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm hay viêm xoang, đờm chảy từ mũi hoặc xoang xuống cổ họng khi bạn ngủ. Đây là nguyên do khiến bạn bị ho nhiều hơn vào ban đêm. Khi nằm, chất nhầy đọng ở cổ khiến cơ thể thúc đẩy phản ứng ho để thông tắc trong cổ họng.

Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị sưng và hẹp gây ra ho đêm kéo dài. Các cơn ho do hen suyễn thường nặng hơn vào đêm về sáng sớm. Ngoài ho kéo dài, người bị hen cũng có thể gặp một số triệu chứng:

  • Thở khò khè
  • Có tiếng như huýt sáo khi thở ra
  • Đau ở ngực
ho đêm kéo dài
Hen suyễn gây ra ho đêm kéo dài kèm theo thở khò khè khi ngủ

Dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng hay các bệnh dị ứng khác có thể bị nghẹt mũi, nước mũi đọng xuống họng.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đây là bệnh trào ngược axit mạn tính khi axit dạ dày trào ngược lên thực quàn. Axit trong dạ dày kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ cơn ho vào ban đêm. Một số triệu chứng khác đi kèm:

  • Ợ chua
  • Có thức ăn hoặc chất lỏng chua trào ra
  • Đau họng

Hút thuốc lá

Chất nhầy đọng lại trong phổi người hút thuốc lá gây ra ho. Bạn cũng có thể có cảm giác muốn ho để tống chất độc ra khỏi đường thở.

Phương pháp giúp giảm ho đêm kéo dài hiệu quả

Bạn nên bắt đầu với các phương pháp đơn giản trước để xem có khả năng ngăn chặn được các cơn ho vào ban đêm hay không.

ho đêm kéo dài
Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen trước khi ngủ có thể giúp giảm ho đêm
  • Tăng độ ẩm: Bằng cách dùng máy tạo độ ẩm làm ẩm không khí hoặc hít thở hơi nước từ vòi hoa sen nóng hay trà ấm trước khi ngủ.
  • Kê cao đầu khi ngủ bằng cách thêm một chiếc gối phụ.
  • Nhỏ nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi bằng nước muối.
  • Uống trà hoặc súp ấm
  • Ngậm tinh dầu bạc hà hoặc viên ngậm mật ong trước khi đi ngủ

Nếu như các biện pháp giảm ho đêm không dùng thuốc trên không hiệu quả thì bạn nên dùng một số loại thuốc trị ho hoặc cảm lạnh không kê đơn để giảm các cơn ho. Một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng như:

  • Thuốc giảm ho: giúp ngăn chặn phản xạ ho của bạn. Dextromethorphan là thuốc phổ biến nhất.
  • Thuốc thông mũi: như phenylephrine hoặc pseudoephedrine để làm thông mũi hoặc xoang bị nghẹt.
  • Thuốc kháng histamine: như brompheniramine, chlorpheniramine, diphendydramine hoặc doxylamine để ngăn ngừa hắt hơi và sổ mũi.
  • Thuốc làm long đờm: giúp làm loãng chất nhầy.

Khi nào nên đi khám khi ho đêm kéo dài?

ho đêm kéo dài
Nếu cơn ho đêm kéo dài quá 1 tuần thì nên đi khám bác sĩ

Các cơn ho cấp tính hoặc xảy ra trong thời gian ngắn – thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu như cơn ho kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đi khám ngay.

Nếu ho là do hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản thì cần phải khám để có được phương pháp điều trị cơn ho. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc để giảm các triệu chứng trước khi hồi phục hoàn toàn.

>> Xem thêm Tổng quan thông tin về bệnh viêm phế quản

Đào Tâm