Bệnh tiểu đường có tính di truyền hay không?

Bệnh tiểu đường có tính di truyền hay không là câu hỏi của đại đa số những người mắc bệnh tiểu đường cũng như người thân của họ. Để trả lời cho câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phân loại bệnh tiểu đường

tiều đường có di truyền không
Các tuýp của bệnh tiểu đường có gì khác biệt?
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1: Đây là bệnh do tuyến tụy bị dị tật bẩm sinh, tuyến tụy không thể sản xuất được insulin (chỉ số đường huyết trước khi ăn: 4-7mmol/l và sau ăn < 9mmol/l) thường gặp ở những người dưới 30 tuổi.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2: Là bệnh phổ biến hơn tiểu đường type 1 (chỉ số đường huyết trước khi ăn: 4-7mmol/l và sau ăn < 8,5mmol/l) thường do nguyên nhân thừa cân béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, ít vận động. Bệnh hay xảy ra với những người ở độ tuổi trung niên.
  • Bệnh tiểu đường do thai nghén: Chiếm 3-5% số phụ nữ mang thai, thường xảy ra từ tuần 24 – 28. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

>> Xem thêm Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

tiểu đường có di truyền không
Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền

Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bị bệnh này thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc bệnh mặc dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen thì khi có thai những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen di truyền.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền hay không?

Trong gia đình, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con cái là khoảng 30%. Nếu gia đình có bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%, còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 di truyền như thế nào?

Hiệp hội về Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ đã có cuộc nghiên cứu riêng dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 về vấn đề di truyền ở người bệnh tiểu đường. Với những con số thống kê cho thấy tỷ lệ di truyền ở tiểu đường tuýp 2 khá cao và hơn gấp nhiều lần do các yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể như sau:

  • Nếu chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14% và 7,7% nếu chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi.
  • Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ này lên trên 50% trẻ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trẻ hơn 50 tuổi thì con có tỷ lệ mắc bệnh là 14%.
  • Chỉ cha hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trên 50 tuổi thì con có tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%

Tiểu đường tuýp 2 là do cả hai yếu tố di truyền và môi trường. Khó có thể tách biệt nguy cơ do lối sống với nguy cơ di truyền. Lựa chọn lối sống có xu hướng ảnh hưởng từ gia đình. Cha mẹ ít vận động thì thường con cái cũng ít vận động. Cha mẹ có thói quen ăn uống không lành mạnh có thể cũng sẽ ảnh hưởng thế hệ tiếp theo. Thực hiện lối sống tốt sẽ được giảm thiểu đáng kể, còn không sẽ làm gia tăng nguy cơ đột biến gen, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

>> Xem thêm Nguyên nhân tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam tăng cao

Biện pháp phòng ngừa tiểu đường

Đây là giải pháp chủ yếu giúp thay đổi lối sống, thói quen và nếp sinh hoạt của bạn. Môi trường sống hay lối sống sẽ tác động đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao, đặc biệt là ở bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do đó, muốn phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta phải thay đổi ngay những thói quen đơn giản trong tầm tay mà bạn hoàn toàn có thể làm được.

1. Vận động

tiểu đường có di truyền không
Vận động thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 được cho là ít vận động, lười thể dục thể thao.

Trên thực tế, phần cơ xương khớp của cơ thể chính là cơ quan sử dụng đến lượng đường chúng ta nạp vào hàng ngày nhiều nhất. Nếu thường xuyên không vận động trong thời gian dài, sẽ làm giảm sự hấp thụ đường cũng như nhu cầu glucose, từ đó dẫn đến teo cơ, tổ chức cơ bắp tăng lượng mỡ thừa, dẫn đến béo phì và kháng insulin.

2. Ăn uống

Hãy thay đổi thực đơn bữa ăn cho thật sự khoa học nếu như bạn muốn phòng tránh bệnh tiểu đường. Nếu như bạn không có chế độ ăn nhiều rau mà duy trì chế độ ăn nhiều đạm động vật, sẽ dẫn đến tổng lượng calo (năng lượng) ăn vào cơ thể bị dư thừa.

Khi thức ăn đó được tích tụ lại trong cơ thể sẽ khiến cho lượng mỡ tăng cao, trở thành một trong những nguyên nhân cốt lõi nhất dẫn đến bệnh tiểu đường.

3. Béo phì

Cơ thể béo phì, thừa cân có thể xuất phát từ các yếu tố như thể trạng vốn có, di truyền, thiếu vận động, ăn quá nhiều, ăn nhiều dầu mỡ hoặc bổ sung lượng calo quá cao so với nhu cầu thực tế của cơ thể.

tiểu đường có di truyền không
Kiểm soát thói quen ăn uống lành mạnh giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường hiệu quả

Một trong những thói quen có thể gây béo phì nhanh nhất chính là ăn quá nhiều vào bữa tối. Sau khi vừa ăn xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết thì chúng ta đã đi ngủ. Khi ngủ, cơ thể sẽ xử lý thức ăn chậm lại, chúng tích tụ lâu trong cơ quan tiêu hóa, sẽ khiến cho người béo càng tăng cân nhanh hơn, từ đó sẽ kháng insulin và cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường.

4. Hút thuốc

Một nghiên cứu về sức khỏe tại Nhật Bản cho thấy, hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cũng như mức độ rủi ro của bệnh tiểu đường có liên quan đến tỉ lệ hút thuốc nhiều hay ít. Không những thế, người hút thuốc có thể sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

5. Thuốc, dược phẩm

Một số loại thuốc có thể gây tăng lượng đường trong máu, như thuốc lợi tiểu, glucocorticoid, thuốc đối kháng thụ thể beta… Vì vậy, nếu bạn bị tiểu đường, hãy nhớ trao đổi thêm với bác sĩ của bạn trong những dịp khám bệnh.