Theo PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội tiết Trung ương, lý do tiểu đường những năm gần đây ngày càng tăng nhanh và trẻ hóa có liên quan đến ăn uống và lối sống. Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh không còn gói gọn ở những nước phát triển, bệnh đã đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới.
Ăn nhiều cơm trắng (glucid), ít vận động
PGS.TS Lương khuyến cáo tất cả các gia đình, thành viên trong gia đình đều có nguy cơ bị đái tháo đường. Trong đó, bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan trực tiếp tới chế độ ăn uống, lối sống gấp gáp và ít hoạt động thể lực.
Nguy cơ mắc tiểu đường hiện hữu ngay trên mỗi mâm cơm của Việt. Ăn quá nhiều cơm trắng (glucid) nấu từ loại gạo đã được xay xát kỹ, là loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Cơm trắng sau khi ăn sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cơm là loại thực phẩm giàu năng lượng trước đây người Việt ăn cơm trắng nhiều nhưng làm việc chân tay, hoạt động thể chất nhiều. Nên ít nguy cơ mắc bệnh.
“Ngày nay cuộc sống hiện đại con người ít vận động hơn, nếu ăn quá nhiều cơm trắng, không có hoạt động thể chất khiến cho bệnh tiểu đường type 2 tăng cao“, PGS. Lương nói.
>> Xem thêm Thuốc trị tiểu đường có khả năng gây suy tim
Bữa ăn nhiều món xào, chiên, rán
Một bữa ăn thừa chất béo (lipid) là một trong nguy cơ khiến cho bệnh tiểu đường đang tăng ở Việt Nam.
Nếu như trước kia người Việt thường ăn các món luộc, thì nay trên mâm cơm các món xào, chiên, rán xuất hiện thường xuyên hơn.
Chất béo là một trong những nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chất béo khiến cho cơ thể bị thừa năng lượng gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa.
“Đặc ở trẻ nhỏ thừa cân, béo phì, rối loại chuyển có thể khiến trẻ sớm phải đối mặt với căn bệnh đái tháo đường“, PGS. Lương cho biết.
Đặc biệt là các chất axit béo bão hòa (mỡ động vật) nếu ăn quá nhiều có thể gây xơ vữa động mạch, đột quỵ.
PGS.TS cho biết thêm thói quen thích đồ ăn nhanh, ăn nhiều thịt (chất đạm), lười vận động tăng nguy rối loạn chuyển hóa, tương lai rất gần với bệnh đái tháo đường.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh ai cũng nên biết
Bệnh đái tháo đường đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn tăng ở trẻ em (bệnh béo phì), rối loạn chuyển hóa.
Theo nghiên cứu từ năm 2000 – 2012 tỷ lệ đái tháo đường đã tăng lên 200% chiếm 5,4% dân số trên toàn quốc. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong căn bệnh đái tháo đường. Rất nhiều người tiền đái tháo đường hoặc đang mắc bệnh chưa được phát hiện.
“Bệnh đái tháo đường không được theo dõi và kiểm soát vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Nó có thể gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ của tim, não, thận, chi… biến chứng đột quỵ, suy thận, biến chứng bàn chân…“, PGS.TS Lương khuyến cáo.
>> Xem thêm Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh béo phì
6 dấu hiệu dễ nhận biết bản thân mắc đái tháo đường
- Liên tục khát nước: Do khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Nếu số lần đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể con người muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Sụt cân bất thường: Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.
- Đói và mệt mỏi: Khi cơ thể không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm.
- Thị lực yếu đi: Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó người bệnh không bị các bệnh về mắt.
>> Xem thêm Giải pháp chăm sóc bàn chân ở người đái tháo đường
Diễn biến của bệnh rất âm ỉ theo thời gian không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi bệnh nặng triệu chứng điển hình bệnh nhân mới đến viện điều trị đã muộn. Phòng đái tháo đường bằng cách từ 20 tuổi trở đi nên khám sức khỏe và thử đường máu định kỳ.
Lưu ý: Chế độ ăn ít glucid, chất béo, giảm đồ ăn nhanh, tăng cường vận động. Mỗi người cần phải có ý thích xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh phòng tránh bệnh tật cho tương lai.
“Gia đình có trẻ nhỏ cần phải quan tâm tới chế độ ăn của trẻ, tránh để cho trẻ béo phì. Nên khuyến kích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất, tăng cường các hoạt động vui chơi ngoài trời“, PGS.TS Lương chia sẻ.