Hội chứng chuyển hóa không phải bệnh đơn lẻ mà là một nhóm các vấn đề liên quan đến sức khỏe: mỡ bụng quá nhiều, tăng triglyceride, tăng cholesterol, tăng huyết áp và tăng đường máu.
Lối sống và khẩu phần ăn là các yếu tố góp phần tăng hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 20 – 30% người trên thế giới mắc hội chứng này. Khi một người có ít nhất ba trong số những vấn đề trên, có thể ảnh hưởng đến tim, tiểu đường và đột quỵ sẽ cao hơn những người khác.
Lối sống và khẩu phần ăn là các yếu tố góp phần tăng hội chứng chuyển hóa
Truy “thủ phạm” gây ra hội chứng chuyển hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng chuyển hóa, trong đó những người không hoạt động thể chất có nhiều khả năng bị hội chứng chuyển hóa hơn. Quá nhiều chất béo trong cơ thể là một nguyên nhân dẫn đến hội chứng chuyển hóa. Nó liên quan chặt chẽ đến tất cả các vấn đề sức khỏe. Vì chất béo có thể làm cho cơ thể ngừng đáp ứng với insulin, hormon giữ mức đường trong máu ổn định. Đó gọi là kháng insulin và đó là một lý do phổ biến khiến mọi người bị hội chứng chuyển hóa.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa, ví dụ nếu một người bị viêm hoặc dễ dàng hình thành huyết khối, sẽ dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn. Các điều kiện khác có thể đóng một vai trò là: mỡ quá nhiều trong gan (quá nhiều chất béo trung tính và các chất béo khác); hội chứng buồng trứng đa nang; sỏi mật; ngưng thở khi ngủ (ngừng thở khi ngủ, có nghĩa là không có đủ ôxy).
>> Xem thêm Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh béo phì
3 dấu hiệu cảnh báo hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa được quan tâm, phòng tránh do mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, mối nguy hại gây ra do tàn phế cho bệnh nhân ngày càng cao, càng nặng. Đặc biệt chi phí điều trị bệnh, điều trị biến cố gây ra đang là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Khi có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau là dấu hiệu cảnh báo không thể xem thường.
Các cơ quan người bình thường (trái), rối loạn của các cơ quan trong HCCH ở người béo phì (phải).
Tăng đường máu
Khi một người không ăn trong 8 giờ hay lâu hơn, cơ thể không được cung cấp đường từ thực phẩm và bắt đầu huy động đường dự trữ. Cơ thể sử dụng insulin để giữ đường máu ở mức độ khỏe mạnh. Nhưng đôi khi nó không thể kiểm soát được đường máu cân bằng này và kết quả là lượng đường trong máu quá cao. Đường máu lúc đói trên 5,6mmol/l (100mg/dL) có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa.
>> Xem thêm Cảnh báo nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ
Tăng huyết áp
Nếu huyết áp lớn hơn 130/85mmHg, có thể bị hội chứng chuyển hóa. Có thể giảm chỉ số huyết áp một cách tự nhiên nếu giảm 5% trọng lượng cơ thể. Tập thể dục, bỏ hút thuốc và chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối cũng có thể giúp giảm huyết áp.
Vòng bụng lớn
Khi vòng eo có hình dáng quả táo hoặc quả lê – có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa. Nói chung, khi vòng eo có kích thước từ 88cm trở lên đối với phụ nữ và 102cm đối với nam giới, bác sĩ có thể cho chúng ta biết có mắc hội chứng chuyển hóa hay không, béo bụng nguy hiểm hơn đối với bệnh tim mạch.
Triglyceride là một loại chất béo trong máu mà cơ thể tạo ra từ lượng calo dư thừa. Nếu không thể giữ mức dưới 150mg/dL, có thể dễ bị hội chứng chuyển hóa. Bác sĩ có thể dùng thuốc để hạ thấp mức triglyceride, nhưng cách tốt nhất là giảm cân, tập thể dục và giảm lượng calo đưa vào cơ thể.
Quá ít cholesterol HDL: HDL là cholesterol “tốt” có thể giúp loại bỏ cholesterol “xấu” LDL ra khỏi các động mạch. Nếu HDL thấp hơn 50mg/dL đối với phụ nữ hoặc dưới 40mg/dL đối với nam, có thể gây ra hội chứng chuyển hóa. Có thể nâng cao mức HDL bằng việc giảm cân, chế độ ăn uống tốt hơn và những thay đổi lối sống.
Giải pháp phòng tránh hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe, làm tăng biến cố tim mạch. Do đó, để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ này, bạn cần phải khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Đi đôi với đó cần có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, đặc biệt đang có bệnh lý đi kèm cần được thăm khám và điều trị tích cực.
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Bạn cần ăn đủ thực phẩm gồm 4 nhóm chất: đạm (thịt, cá, trứng, sữa…); bột đường (cơm, cháo, phở, bún, bánh mì, bánh ngọt…); béo: chất béo trong cá, tôm, cua, hải sản, dầu thực vật); vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả các loại. Tránh hoặc hạn chế uống rượu bia.
Điều trị tích cực các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Tập thể dục đều đặn từ 30-45 phút mỗi ngày với cường độ vừa sức. Đi bộ hoặc chạy bộ là một trong những lựa chọn phù hợp. Loại bỏ các yếu tố gây xơ vữa động mạch như: tránh béo phì; bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; tránh mọi căng thẳng; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn.
Thay đổi thói quen để hạn chế xuất hiện hội chứng chuyển hóa – đây là điều đầu tiên mà bác sĩ sẽ đề nghị để điều trị hội chứng chuyển hóa, đó là: giảm lượng đường đưa vào cơ thể, giảm muối, giảm ăn thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Tập thể dục nhiều hơn. Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Tất cả các thói quen này có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và giảm chất béo trung tính, cũng như tăng cholesterol tốt và giảm vòng eo.
Theo BS. Nguyễn Văn Hóa