Nhận biết nhanh các dấu hiệu ngộ độc rượu để cấp cứu kịp thời

Ngộ độ rượu là một hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong do uống nhiều rượu trong thời gian ngắn. Nhận biết sớm các dấu hiệu ngộ độc rượu để có phương pháp xử lý sớm không làm ảnh hưởng tới tính mạng.

Ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu là khi có quá nhiều rượu trong máu và khiến các bộ phận của não ngừng hoạt động. Đây còn được gọi là uống rượu quá liều.

Rượu là một chất gây trầm cảm. Hệ quả nghĩa là có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, làm chậm nhịp thở, nhịp tim và các nhiệm vụ quan trọng khác mà cơ thể bạn thực hiện.

Gan thường có khả năng thực hiện tốt chức năng ngăn cản chất độc xâm nhập vào máu. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn thì có thể khiến gan không thể xử lý kịp.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ vô tình hoặc cố ý uống sản phẩm có chứa cồn.

Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu
Người bị ngộ độc rượu có thể xuất hiện da mẩn đỏ

Một số triệu chứng sẽ bắt đầu nhẹ nhàng và diễn tiến nặng dần lên. Bạn có thể để ý một số dấu hiệu sau:

  • Cơ thể nồng nặc mùi rượu
  • Nói lắp hoặc lú lẫn
  • Khả năng phối hợp đi lại kém hoặc bị vấp ngã
  • Da nổi mẩn đỏ hoặc sưng vù

Một số triệu chứng ngộ độc rượu nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Nhầm lẫn nghiêm trọng
  • Không tỉnh táo
  • Co giật
  • Thở chậm hơn (thở ít hơn 8 nhịp thở/phút)
  • Tạm dừng lâu hơn giữa các nhịp thở (10 giây trở lên)
  • Nhịp tim chậm
  • Thân nhiệt giảm thấp
  • Da xanh xao hoặc nhợt nhạt
  • Phản hồi chậm

Biến chứng khi bị ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời

Trong các trường hợp nguy hiểm, tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nôn mửa: Ngộ độc rượu có thể gây nôn mửa. Đồng thời do bị giảm phản xạ nên dễ tăng nguy cơ bị sặc khi nôn mửa nếu như bạn đang bát tỉnh.
  • Ngưng thở: Nếu vô tình hít phải chất nôn vào phổi có thể dẫn tới ngạt thở nguy hiểm hoặc tử vong.
  • Mất nước nghiêm trọng: Nôn mửa nhiều khiến có thể bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến huyết áp thấp và nhịp tim nhanh rất nguy hiểm.
  • Co giật: Khi lượng đường trong máu giảm xuống mức đủ thấp có thể gây ra co giật.
  • Hạ thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống quá thấp có thể dẫn đến ngừng tim.
  • Nhịp tim không đều:  Uống quá nhiều rượu có thể khiến tim đập bất thường hoặc thậm chí tim ngừng đập.
  • Tổn thương não: Uống nhiều bia rượu có thể gây tổn thương não không phục hồi.
  • Tử vong

Nguyên nhân dẫn tới ngộ độc rượu

Rượu ở dạng etanol (rượu etylic) được tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, một số loại thuốc và một số sản phẩm gia dụng. Ngộ độc rượu etylic là do uống quá nhiều đồ uống có cồn trong thời gian ngắn.

Một số dạng cồn khác – bao gồm cồn isopropyl và methanol hoặc ethylene glycol – có thể gây ra các loại ngộ độc khác cần điều trị khẩn cấp.

Uống rượu quá nhiều

Nguyên nhân chính là do uống quá chén – kiểu uống rượu nặng khi nam giới uống nhiều hơn 5 ly rượu trong vòng 2 giờ hoặc nữ giới uống nhiều hơn 4 ly rượu trong 2 giờ. Cơn say rượu có thể xảy ra sau đó nhiều giờ hoặc kéo dài vài ngày.

Bao nhiêu rượu là nhiều?

Không như các loại thức ăn và đồ uống khác khi bạn phải mất vài giờ để tiêu hóa thì rượu vào cơ thể hấp thụ rất nhanh chóng – trước hầu hết các chất dinh dưỡng khác. Cơ thể cũng phải mất nhiều thời gian để có thể loại bỏ lượng cồn mà bạn đã tiêu thụ. Hầu hết rượu được chuyển hóa bởi gan.

Uống càng nhiều rượu bia trong thời gian ngắn thì nguy cơ ngộ độc rượu càng cao.

Lượng cồn trong các loại đồ uống có thể tính như sau:

  • 355ml bia thông thường chứa 5% cồn
  • 237 – 266ml rượu mạch nha chứa 7% cồn
  • 148ml rượu vàng chứa 12% cồn
  • 44ml rượu mạnh loại 80 độ chứa khoảng 40% cồn

Đồ uống hốn hợp có thể chứa nhiều hơn một phần rượu và sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa.

Phương pháp sơ cứu khi phát hiện có người bị ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu
Nên cho người ngộ độc rượu uống nhiều nước nếu họ vẫn còn tỉnh

Nếu bạn nghĩ rằng ai đó bạn quen đã bị ngộ độc rượu hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức
  • Không để người đó ở lại một mình
  • Cố gắng giữ họ tỉnh táo và ngồi thẳng lưng
  • Cho họ uống nước nếu họ tỉnh táo
  • Đắp chăn cho người bị ngộ độc rượu
  • Đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ nằm thì đặt bé nằm nghiêng để tránh sặc do nôn
  • Hãy thuật lại với nhân viên cấp cứu về các triệu chứng của người bệnh và lượng rượu bia họ đã uống.

Một số hành động không được áp dụng đối với người bị ngộ độc rượu để tránh gây hại tới sức khỏe của họ:

  • Cho tắm nước lạnh, có thể tiềm ẩn nguy cơ làm giảm thân nhiệt người bệnh.
  • Cho ăn thức ăn có thể gây ra nôn mửa hoặc nghẹt thở.
  • Cố gắng dẫn họ đi, bởi có thể dẫn tới vấp ngã.

Chẩn đoán và điều trị ngộ độc rượu

Để chấn đoán người bị ngộ độc rượu bác sĩ sẽ khám lâm sàng thông qua triệu chứng dễ thấy của người bệnh. Bên cạnh đó, có thể cần xét nghiệm và nước tiểu để kiểm tra nồng độ cồn.

Điều trị

Nếu bạn đã uống lượng rượu ở mức nguy hiểm, bạn có thể cần rửa ruột bằng cách bơm chất lỏng vào dạ dày của bạn. Đây là cách ngăn không cho rượu còn sót lại tỏng máu của bạn.

Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng một số cách sau:

  • Cung cấp chất lỏng cho cơ thể người bệnh qua dịch truyền.
  • Cho người bệnh thở oxy
  • Loại bỏ độc tố ra khỏi máu
  • Đào thảo độc tố khỏi máu

Phòng ngừa ngộ độc rượu hiệu quả

Nếu bạn có ý định uống rượu bia, hãy ghi nhớ các mẹo sau đây để tránh bị ngộ độc rượu. Bao gồm:

  • Uống có chừng mực: Tốt nhất là đối với nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống một ly mỗi ngày.
  • Thay thế đồ uống có cồn với đồ uống không chứa cồn, lý tưởng nhất là nước lọc.
  • Không uống rượu khi bụng đói.
  • Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị hoặc các loại thuốc khác.
  • Không tham gia các trò chơi uống rượu hoặc dùng phễu hay ống hút bia.

Đào Tâm