Những điều ít biết về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nhiều người thường nhầm lẫn sự cầu toàn là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Sự thực là rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra các ám ảnh và hành vi tiêu cực hơn nhiều.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra cảm giác buồn bực, đau khổ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một chứng bệnh tâm thần, có đặc điểm là những suy nghĩ và nỗi sợ hãi (ám ảnh) khiến người mắc thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế) để gạt bỏ sự ám ảnh đó.

Người bệnh có thể cố gắng phớt lờ hoặc ngăn chặn nỗi ám ảnh của mình, nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm sự đau khổ và lo lắng của bản thân. Cuối cùng là thôi thúc phải thực hiện các hành vi để cố gắng giảm bớt sự căng thẳng của mình.

Bạn có thể nhận ra hoặc không nhận ra rằng những ám ảnh và những hành động của mình là quá mức hoặc vô lý, nhưng chúng chiếm rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày cũng như hoạt động xã hội, khả năng học tập hoặc làm việc.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế cảm thấy cần phải sắp xếp mọi thứ theo trật tự

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gồm cả ám ảnh và cưỡng chế. Nhưng cũng có thể chỉ có các triệu chứng ám ảnh hoặc chỉ có các triệu chứng cưỡng chế. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xoay quanh một số vấn đề nhất định.

Ví dụ về rối loạn ám ảnh:

  • Sợ vi trùng hoặc bụi bẩn
  • Sợ gây hại cho người khác
  • Sợ mắc lỗi
  • Sợ xấu hổ trước đám đông
  • Cảm giác nghi ngờ hoặc ghê tởm
  • Cần sự ngăn nắp, gọn gàng, cân xứng hay hoàn hảo
  • Cần được trấn an liên tục
  • Những suy nghĩ về tình dục mà xã hội có thể coi là không thể chấp nhận được

Ví dụ về rối loạn cưỡng chế

Những hành động bắt buộc thực hiện nhằm thoát khỏi những ám ảnh hoặc lo lắng:

  • Sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, trật tự
  • Tắm, lau hoặc rửa tay nhiều lần
  • Kiểm tra một số thứ liên tục, chẳng hạn như khóa cửa hoặc bếp
  • Tích trữ những thứ không có giá trị
  • Đếm nhiều lần hoặc nói những từ hoặc lời cầu nguyện nhất định trong khi làm các công việc khác
  • Ăn thức ăn theo một thứ tự cụ thể
  • Từ chối bắt tay hoặc chạm vào đồ vật mà người khác chạm vào nhiều, như tay nắm cửa
  • Thực hiện một việc gì đó với một số lần cụ thể, như luôn bật công tắc đèn 7 lần

Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể bị rối loạn nhịp tim – các cử động hoặc hành động ngắn, đột ngột, lặp đi lặp lại, chẳng hạn như:

  • Chớp mắt liên tục
  • Giật giật đầu
  • Nhún vai
  • Hít mạnh bằng mũi hoặc hắng giọng
  • Rên rỉ
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xoay quanh một số vấn đề nhất định

Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết nguyên nân nào gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, một số yếu tố được xác định là làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.

  • Những thay đổi trong hoàn cảnh sống: như chuyển nhà, kết hôn hoặc ly hôn, hoặc bắt đầu một công việc mới, một trường học mới
  • Các vấn đề tại nơi làm việc hoặc trường học
  • Cái chết của một người thân yêu
  • Bệnh tật: như khi bị cúm có thể bắt đầu ám ảnh về vi trùng
  • Mức độ serotonin thấp – một chất tự nhiên trong não giúp duy trì ổn định tinh thần
  • Hoạt động quá mức trong các khu vực của não
  • Thay đổi trong chức năng não hoặc phản ứng hóa học tự nhiên của cơ thể
  • Di truyền (nhưng các gien cụ thể chưa được xác định)
  • Nỗi sợ hãi ám ảnh và hành vi cưỡng chế có thể học hỏi từ người khác
  • Mắc các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm

Bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có cần đi khám?

Có sự khác biệt giữa một người cầu toàn – một người yêu cầu kết quả hoặc hiệu suất hoàn hảo – và người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Người cầu toàn muốn mọi thứ thật chỉn chu, nhưng người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì suy nghĩ và lo lắng thái quá về các vấn đề trong cuộc sống, kéo theo những hành vi cưỡng chế chiếm nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bạn nên đi khám khi thấy những biểu hiện sau:

  • Sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế chiếm nhiều thời gian trong ngày
  • Mắc các vấn đề sức khỏe, như viêm da tiếp xúc do rửa tay quá nhiều
  • Khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội, làm việc và học tập
  • Trốn tránh các tình huống xã hội vì lo lắng
  • Gặp rắc rối với các mối quan hệ
  • Sử dụng ma túy hoặc rượu để đối phó
  • Suy nghĩ tiêu cực và nghĩ đến tự sát
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Nếu những ám ảnh gây ảnh hưởng đến công việc và học tập thì cần đi khám

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Không có bài kiểm tra cụ thể nào được dùng để chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thông thường, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, hỏi về các vấn đề của bệnh nhân. Việc chẩn đoán thường dựa trên các yếu tố cụ thể:

  • Người bệnh bị ám ảnh, cưỡng chế hoặc cả hai
  • Những ám ảnh hoặc cưỡng chế chiếm bao nhiêu thời gian
  • Những ám ảnh hoặc cưỡng chế gây đau khổ hoặc ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động xã hội, công việc hoặc các sự kiện khác trong cuộc sống
  • Các triệu chứng xuất hiện không phải do ma túy, rượu, thuốc
  • Các triệu chứng không phải do một rối loạn tâm thần khác (chẳng hạn như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống).

Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nếu bạn có các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bạn nên đi khám sức khỏe tâm thần để được hướng dẫn cách điều trị.

Một số biện pháp có thể được hướng dẫn, gồm:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi: Người trị liệu sẽ kiểm tra và hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh. Sau đó, chuyên gia có thể giúp người bệnh ngừng các thói quen tiêu cực, thay thế bằng những cách lành mạnh hơn để đối phó.
  • Thuốc: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể được chỉ định để làm tăng mức độ serotonin.
  • Phòng ngừa và phản ứng: Người bệnh sẽ được làm một việc gây ra ám ảnh, nhưng không được thực hiện các hành vi cưỡng chế. Ví dụ, chuyên gia yêu cầu người bện chạm vào đồ vật bẩn nhưng không được rửa tay.

Trong trường hợp việc dùng thuốc và các liệu pháp trên không có hiệu quả, chuyên gia sẽ giúp người bệnh thực hiện một số cách để cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa trầm cảm.

Vân Anh