Phân tích nguyên nhân gây chảy máu chân răng để điều trị hiệu quả

Bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng? Có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như đánh răng, dùng chỉ nha khoa hay tăm sai cách. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà bạn nên cẩn trọng.

nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng có thể gặp ở người lớn và cả trẻ nhỏ

Nguyên nhân thường gặp gây chảy máu chân răng

Người dễ bị chảy máu chân răng thường thuộc những trường hợp sau:

  • Bị viêm nướu
  • Chải răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng không đủ mềm
  • Chỉ mới bắt đầu dùng chỉ nha khoa và nướu chưa quen với việc này
  • Dùng một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu
  • Bị viêm nướu khi mang thai
  • Đeo răng giả không vừa
  • Phục hình răng bị lỗi
nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Đeo niềng răng cũng có khả năng gây chảy máu chân răng

Viêm lợi

Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm lợi. Đây là một dạng bệnh nướu răng khá phổ biến gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở đường viền nướu.

Nếu bạn bị viêm lợi, nướu có thể bị kích ứng, đỏ và sưng. Chúng có thể bị chảy máu khi đánh răng.

Bạn có thể nhanh chóng loại bỏ tình trạng chảy máu chân răng do viêm nướu bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Mỗi ngày đánh răng hai lần, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn và khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị viêm lợi, sâu răng ngay (nếu có).

Viêm nha chu

Nếu không chăm sóc răng cẩn thận, viêm lợi có thể dẫn đến bệnh nha chu hay còn gọi là viêm nha chu. Đây là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, làm tổn thương tới mô và xương nâng đỡ răng. Nếu bạn bị viêm nha chu, lợi bị viêm, nhiễm trùng và có thể bị tách ra khỏi chân răng.

Khi đó nướu răng rất dễ bị chảy máu, răng dễ bị lung lay hoặc gãy. Bạn cũng rất dễ bị hôi miệng, có mùi khó chịu trong miệng, thay đổi các khớp răng khi cắn và nướu bị đỏ, sưng và mềm.

Bệnh nha chu nếu không được điều trị, tình trạng mất răng rất dễ xảy ra.

Bệnh tiểu đường

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.

Khi mắc bệnh tiểu đường, miệng sẽ không còn khả năng chống lại vi trùng mạnh mẽ vì thế sẽ dễ dẫn tới khả năng bị viêm lợi, chảy máu chân răng. Lượng đường trong máu tăng cao cùng với bệnh tiểu đường sẽ khiến cơ thể khó chữa lành vết thương khiến bệnh nướu răng trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh bạch cầu

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu.

Các tiểu cầu trong máu giúp cho cơ thể có khả năng cầm máu. Nếu như bị bệnh bạch cầu thì số lượng tiểu cầu sẽ giảm sút ở mức thấp. Do đó, sẽ dẫn tới tình trạng khó cầm máu ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể bao gồm cả nướu răng.

Giảm tiểu cầu

nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là một dấu hiệu của chứng giảm tiểu cầu

Nếu nướu dễ chảy máu khi đánh răng và rất khó cầm máu thì có thể do nướu bị kích ứng hoặc đang bị giảm tiểu cầu.

Tình trạng giảm tiểu cầu là khi cơ thể không đủ tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Khi đó sẽ dẫn tới chảy máu quá nhiều ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả nướu răng.

Bệnh máu khó đông hoặc bệnh Von Willebrand

Nếu bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu nhiều dù chỉ bị một vết cắt nhỏ, thì hãy cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh máu khó đông hoặc bệnh Von Willebrand.

Những tình trạng này sẽ dẫn tới máu không đông lại đúng cách nên dẫn tới dễ chảy máu và chảy máu nhiều.

Thiếu vitamin C

Vitamin C giúp cho mô phát triển và tự làm lành. Chúng giúp chữa lành vết thương, giúp xương và răng chắc khỏe.

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin C, bạn có thể dễ bị mệt và cáu. Nướu cũng dễ bị sưng, chảy máu chân răng thường xuyên.

Thiếu vitamin K

Nếu nhận thấy hiện tượng chảy máu chân răng kéo dài có thể do bạn không bổ sung đủ vitamin K.

Đây là loại vitamin giúp máu đông lại đúng cách, tốt cho xương và nhiều cơ quan khác. Nếu bạn không bổ sung đầy đủ vitamin K qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không có khả năng hấp thu tốt, thiếu vitamin K sẽ gây ra các vấn đề về chảy máu.

Phương pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Nên chăm sóc răng miệng thường xuyên khi bị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém. Nướu răng bị viêm và chảy máu khi có cao răng tích tụ dọc theo đường viền nướu. Mảng bám răng có một lớp màng dính có chứa vi khuẩn bao phủ quanh răng và nướu, nên dễ gây viêm nhiễm.

Hãy đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để không làm tổn thương răng lợi. Sau khi ăn, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.

2. Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn

Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và chống lại nhiễm trùng nướu răng – nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Một số thực phẩm giàu vitamin C gồm:

  • Các loại quả: cam, chanh, bưởi, ổi, dâu tây…
  • Các loại rau củ: khoai lang, cà rốt, ớt đỏ…

Bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin C từ các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây là một chất chống oxy mạnh có khả năng tăng cường mô liên kết và bảo vệ niêm mạc nướu răng nên bạn nên cố gắng bổ sung đầy đủ mỗi ngày. Lượng vitamin C khuyến nghị bổ sung mỗi ngày là từ 65 – 90 mg.

3. Uống nước trà xanh

Uống trà xanh hàng ngày cũng có thể giúp đẩy lùi các bệnh nha chu và cầm máu chân răng. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng.

Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của trà xanh đối với sức khỏe nha chu. Những người thường xuyên uống trà xanh thì sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện hơn.

4. Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược

Khác với nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng thảo dược yêu cầu thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn. Nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, hỗ trợ loại bỏ mảng bám chân răng, giảm viêm lợi, cho hơi thở thơm mát hơn.

Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất có thành phần thảo dược hiện đang là sản phẩm nước ngậm răng miệng được nhiều người tin chọn.

Người hay bị chảy máu chân răng có thể sử dụng 10ml nước ngậm răng miệng, ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15-20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.

Đào Tâm