Tổng quan về viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa besnier, liken đơn dạng mãn tính. Viêm da cơ địa ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Viêm da cơ địa mạn tính thường kéo dài và có thể bùng phát vào từng thời điểm. Kèm theo có thể là bệnh suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.

Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa besnier, liken đơn dạng mãn tính.

Tuy hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm da cơ địa nhưng một số giải pháp chăm sóc da tại nhà có thể giảm ngứa và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (eczema) có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy người, phổ biến nhất là:

  1. Da khô
  2. Ngứa vùng da bị mẩn đỏ, đặc biệt vào ban đêm.
  3. Xuất hiện các mảng da màu đỏ xám tới nâu trên vùng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực, mí mắt. Đối với trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thì sẽ xuất hiện mẩn đỏ trên mặt và da đầu.
  4. Các vết mẩn đỏ khi va chạm vào có thể rỉ chất lỏng.
  5. Da dày, nứt và có vảy.
  6. Da thô ráp, nhạy cảm, bị sưng do gãi.

Viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể gặp ở tuổi vị thành niên và khi trưởng thành. Đối với một số người, viêm da cơ địa sẽ bùng phát định kỳ và sau đó sẽ hết đi một thời gian trong một vài năm.

>> Xem thêm Nguyên nhân và điều trị dị ứng và viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân dẫn tới viêm da cơ địa

Các bác sĩ không chắc chắn được nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Thường bệnh này có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình bạn có cha mẹ hoặc anh chị em từng mắc bệnh này thì khả năng bạn hoặc con bạn sẽ mắc bệnh.

viêm da cơ địa
Các bác sĩ không chắc chắn được nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa

Ngoài yếu tố di truyền thì môi trường sống khô lạnh và ô nhiễm cũng sẽ tăng cơ hội bị eczema hơn.

Dị ứng thực phẩm không gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên, người bệnh viêm da cơ địa có thể bị dị ứng một số loại đồ ăn như lạc.

Viêm da cơ địa là bệnh không lây nhiễm.

Một số tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Da của bạn có thể khỏe trong thời gian dài nhưng sau đó có thể vẫn bị phát ban và mẩn ngứa. Nên hãy tham khảo các yếu tố dẫn đến tái phát viêm da cơ địa để tránh:

trẻ bị viêm da cơ địa
Tránh dùng xà phòng và chất tẩy mạnh cho trẻ bị viêm da cơ địa
  • Dùng xà phòng và chất tẩy mạnh
  • Mặc một số loại vải như len gây trầy xước da.
  • Nước hoa, các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm.
  • Phấn hoa và nấm
  • Lông động vật
  • Khói thuốc lá
  • Không khí lạnh và khô
  • Tắm nước quá nóng

Phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa

Giải pháp điều trị khi bị eczema

Không thể chữa trị bệnh viêm da cơ địa dứt điểm, tuy nhiên bạn có thể giảm bớt các vùng da mẩn ngứa và ngăn tái phát.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm da thì cần chú ý khi điều trị:

 trẻ sơ sinh bị chàm da
Đối với trẻ sơ sinh bị chàm da thì cần chú ý điều trị
  • Xác định và tránh các chất gây kích thích trên da
  • Tránh cho trẻ ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh
  • Dưỡng da cho bé bằng dầu tắm, kem hoặc thuốc mỡ

Nếu các biện pháp này không có tác dụng thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị. Sử dụng thuốc giúp kiểm soát phát ban ở trẻ hoặc điều trị nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamin uống để giảm ngứa và gây buồn ngủ để cho bé không bị ngứa ngáy và khó chịu vào ban đêm.

>> Xem thêm Cách giảm ngứa đối với người bệnh viêm da cơ địa

Lời khuyên để phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Hãy tham khảo các giải pháp sau để ngừa viêm da cơ địa ở trẻ em cũng như người lớn:

  • Dưỡng ẩm da mỗi ngày 2 lần: Bạn nên dùng các loại kem, thuốc mỡ, kem dưỡng có độ ẩm cao. Chọn sản phẩm phù hợp với da của bạn. Đối với trẻ em thì nên dùng kem bôi trên da để ngừa sự phát triển viêm da cơ địa.
  • Tránh các tác nhân làm cho bệnh viêm da cơ địa trầm trọng hơn: Giảm tiếp xúc với các tác nhân đã kể ở trên để tránh cho bệnh viêm da trở nên nặng hơn. Đối với viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nguyên nhân từ đồ ăn như trứng, sữa nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về thử nghiệm dị ứng cho bé.
  • Tắm nước ấm trong 10 – 15 phút: Tránh tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ gây ảnh hưởng khiến da khô hơn.
  • Dùng xà phòng dịu nhẹ: Nên lựa chọn các loại xà phòng, sữa tắm và sữa rửa mặt nhẹ dịu để tránh làm mất đi lớp màng ẩm trên da và khiến da khô hơn.
  • Lau khô cẩn thận: Sau khi tắm nhẹ nhàng thì nên làm khô da nhẹ nhàng bằng khăn ẩm và thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn đang ẩm.