Tổng quan về bệnh dại
Bệnh dại là một bệnh viêm não do virus (Rhadovirus) lây truyền qua nước bọt bị nhiễm virus. Virus vào cơ thể qua vết cắn của động vật hoặc qua vết thương hở.
Động vật có khả năng truyền bệnh dại ở Hoa Kỳ gồm: dơi, chó sói, cáo, gấu trúc, chồn hôi. Ở các nước đang phát triển ở châu Phi và Đông Nam Á, chó lạc có khả năng lây bệnh dại lớn nhất cho người dân.
Virus dại vào tuyến nước bọt của chó từ 5 – 7 ngày trước khi chó bị chết vì bệnh dại. Vì thế, thời gian truyền bệnh là có giới hạn. Thời gian ủ bệnh từ 10 ngày đến nhiều năm, nhưng thường là 3 – 7 tuần. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách từ vết cắn tới hệ thần kinh trung ương. Virus vào dây thần kinh rồi tới não, nhân lên tại não sau đó theo dây ly tâm đến tuyến nước bọt.
Khi một người đã phát bệnh dại với các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thì hầu hết gây tử vong. Vì vậy, ngay khi nghi mắc phải bệnh dại thì nên tiêm ngay vắc xin phòng bệnh dại để bảo vệ bản thân.
>> Xem thêm Cảnh báo: Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng ở trẻ em
Triệu chứng phát bệnh dại
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại có thể khá giống bệnh cúm và kéo dài trong nhiều ngày. Người bệnh thường có tiền sử bị động vật cắn. Số bệnh nhân bị bệnh dại do cào ít hơn 50% so với bị cắn.
Đau xuất hiện ở nơi bị cắn, sau đó là dị cảm. Da rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là luồng không khí. Khi uống nước gây ra co thắt thanh quản gây đau (chứng sợ nước). Bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, co rút cơ, kích động, hành vi kỳ quái, co giật và liệt. Tiết nhiều nước bọt đặc quánh.
Đi khám bác sĩ khi nào?
Nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị bất kỳ loài vật nào cắn hoặc tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh dại. Dựa trên thương tích của bạn và tình huống phơi nhiễm có khả năng xảy ra, bạn và bác sĩ có thể quyết định liệu bạn có nên điều trị ngừa bệnh dại hay không.
Những người bị động vật cắn dù khỏe mạnh nhưng vẫn phải giữ động vật lại để theo dõi từ 7 – 10 ngày. Nếu động vật bị ốm hoặc chết thì người đó cũng phải đi khám bệnh..
>> Xem thêm Giải pháp ứng phó với bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi
Nguyên nhân gây ra bệnh dại
Nhiễm bệnh dại là do virus dại gây ra. Virus này lây lan qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Động vật bị nhiễm bệnh do truyền virus bằng cách cắn con vật khác hoặc một người. Trong trường hợp nhỏ, bệnh dại có thể bị lây lan khi nước bọt bị virus xâm nhập chạm vào vết thương hở hoặc màng nhầy, như miệng và mắt. Điều này có thể xảy ra khi con vật bị bệnh dại liếm vết thương hở trên da của bạn.
Giải pháp phòng ngừa bệnh dại
Để giảm nguy cơ tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại bạn nên:
- Tiêm phòng dại cho thú cưng của bạn: Mèo, chó và chồn nên tiêm phòng bệnh dại. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết rõ tần suất tiêm phòng dại.
- Giữ vật nuôi của bạn trong giới hạn: Hãy nhốt thú nuôi ở trong nhà và giám sát chặt chẽ chúng khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp giữ cho vật nuôi của bạn tiếp xúc với động vật hoang dã.
- Bảo vệ vật nuôi nhỏ khỏi loại động vật ăn thịt: Giữ thỏ và các vật nuôi nhỏ khác như chuột lang trong chuồng để chúng an toàn khỏi các loại động vật hoang dã. Những vật nuôi loại nhỏ này không thể tiêm phòng bệnh dại.
- Không tiếp xúc với động vật hoang dã: Động vật hoang bị bệnh dại sẽ không sợ người. Vì thế hãy tránh xa các loại động vật hoang dã mà không sợ người.
Vì bệnh dại hầu như gây tử vong nên phòng bệnh là phương pháp duy nhất có thể áp dụng. Ngay khi bị cắn bởi chó và mèo cần áp dụng các bước:
Điều trị tại chỗ vết súc vật cắn và cào
Rửa kỹ, cắt bỏ tổ chức tại vết thương và sau đó rửa lại bằng xà phòng là rất quan trọng. Không nên khâu vết thương.
Nếu bạn bị cắn bởi con vật đã được xác định là bệnh dại, bạn sẽ nhận được một loạt mũi tiêm để ngăn chặn virus dại lây bệnh cho bạn. Nếu con vật bị giết hoặc không tìm được thì tốt nhất nên cho rằng con vật bị dại. Khi đó bạn cần áp dụng:
- Tiêm một mũi globulin miễn dịch bệnh dại tác dụng nhanh để ngăn chặn virus lây nhiễm cho bạn. Một phần của mũi tiêm sẽ tiêm tại gần vết thương do động vật cắn càng sớm càng tốt.
- Một loạt vắc xin phòng dại giúp cơ thể xác định và chống lại virus dại. Vắc xin bệnh dại được tiêm dưới cánh tay. Bạn sẽ tiêm 4 mũi trong 14 ngày.