Bệnh bạch biến: Nguyên nhân và các giải pháp điều trị

Trên thế giới có tới gần 1% dân số mắc bệnh bạch biến. Tuy bạch biến không lây nhiễm và nguy hiểm nhưng dễ ảnh hưởng tới tâm lý người mắc phải. Tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiện nay.

Bạch biến là gì?

Bệnh bạch biến (Vitiligo) là tình trạng xuất hiện các mảng trắng trên da. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng của bạch biến và hấu hết người bị bạch biến sẽ thấy xuất hiện các mảng trắng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Bệnh bạch biến (Vitiligo) là tình trạng xuất hiện các mảng trắng trên da

Người mắc bệnh bạch biến có thể bị tăng nguy cơ cháy nắng khi đi ra ngoài nhiều. Do đó người bệnh nên dùng kem chống nắng SPF 30 và mặc áo chống nắng khi ra ngoài. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng bạch biến khiến cho người mắc bệnh dễ rơi vào trạng thái tự ti, ngại tiếp xúc, tiêu cực,… ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp xã hội bình thường của họ.

Bạch biến trên mặt và các vùng da khác

Người mắc bệnh bạch biến có thể có các vùng da màu trắng phần lớn ở:

  • Vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn chân, bàn tay, bạch biến ở mặt.
  • Bên trong miệng hoặc ở phần màng nhầy khác
  • Lỗ mũi
  • Bộ phận sinh dục
  • Bên trong mắt
  • Phía trong tai

Người mắc bệnh bạch biến có thể có các vùng da màu trắng ở nhiều vị trí

Ngay cả tóc của người bệnh bạch biến cũng có thể chuyển sang màu xám hoặc trắng nếu như khu vực bạch biến có mọc tóc.

Tuy rằng bạch biến có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể nhưng đây là bệnh không lây nhiễm. Người bị bệnh bạch biến không thể truyền bệnh cho người khác.

Nguyên nhân dẫn tới bị bạch biến bẩm sinh

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạch biến là do da không có màu đặc trưng do bị mất đi tế bào tạo màu melanin trên da. Những tế bào hình thành sắc tố gọi là melanocytes bị phá hủy khiến các vùng da bị mất màu hoặc chuyển sang màu trắng.

Nguyên nhân khiến tế bào hình thành sắc tố bị phá hủy chưa được các nhà khoa học tìm ra. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu đều cho rằng đây là một tình trạng tự miễn khi mà cơ thể bạn tự động loại bỏ các tế bào của chính mình thay vì tấn công các vi trùng xâm nhập.

Thường bệnh bạch biến phổ biến hơn ở người có làn da thẫm màu. Bệnh bạch biến sẽ phát triển từ 10 đến 30 tuổi và sẽ xuất hiện trước tuổi 40.

Nếu như gia đình bạn có người mắc bệnh bạch biến hoặc các tình trạng bệnh tự miễn thì cũng sẽ khiến cho bạn tăng nguy cơ mắc phải bệnh này.

>> Xem thêm Tại sao da của bạn có tàn nhang?

Bệnh bạch biến và cách điều trị

Để chẩn đoán bệnh bạch biến bác sĩ sẽ xem xét các vùng trắng trên da của bạn để biết được tình hình phát triển bệnh. Bác sĩ có thể dùng đen cực tím để xác định các vùng da bạch biến và sự khác biệt với các vùng da khác.

Đôi khi bác sĩ cũng có thể lấy mẫu da để sinh khiến. Sinh khiết các mẫu da này để có thể biết được rằng bạn có còn các tế bào sản xuât sắc tố ở khu vực da đó không. Xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán các bệnh khác kèm với bệnh bạch biến như: bệnh tuyến giáp, tiểu đường, thiểu máu.

Tuy hiện nay chưa có cách nào để ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh nhưng bạn cũng có thể cải thiện màu da ở các vùng bị bạch biến bằng một số phương pháp sau:

Một số loại kem chứa corticosteroid có thể giúp trả lại màu da cho bạn ở các vùng da trắng

Kem bôi vùng da bạch biến: Một số loại kem chứa corticosteroid có thể giúp trả lại màu da cho bạn ở các vùng da trắng. Một số người dùng loại kem này có thể làm giảm sự phát triển bạch biến. Tuy nhiên kem bôi da này cũng có một số tác dụng phụ như:

Thuốc uống: Một số loại thuốc như steroid và một số kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bạch biến.

Liệu pháp Psoralen và tia cực tím A (PUVA): Sự kết hợp điều trị đòi hỏi phải dùng thuốc chứa psoralen hoặc bôi lên da của bạn. Sau đó, bác sĩ dùng tia UVA để chiếu lên các vùng da bôi thuốc giúp khôi phục màu da cho bạn. Sau đó, bạn cần giảm thiểu phơi nắng và đeo kính râm. PUVA có tác dụng phụ như:

  • Cháy nắng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Da bị đen hơn

Sử dụng tia UVB dải hẹp: Đây là giải pháp thay thế cho việc dùng PUVA giúp dùng liệu pháp ánh sáng tập trung hơn và có ít tác dụng phụ hơn. Phương pháp này cũng có thể điều trị tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ.

>> Xem thêm Giải pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn

Điều trị bằng tia laser Excimer: Phương pháp này điều trị bạch biến ở các vùng da nhỏ và thường 2 – 3 lần/ tuần, điều trị ít hơn 4 tháng.

Phương pháp tia laser Excimer điều trị bạch biến ở các vùng da nhỏ

Phẫu thuật: Nếu việc dùng thuốc và liệu pháp ánh sáng điều trị không có hiệu quả với bệnh bạch biến. Nếu da bạn không có thêm các mảng trắng mới hoặc xấu đi trong 12 tháng, các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Ghép da: Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ làn da khỏe mạnh, sắc tố và chuyển sang các khu vực bị tổn thương. Rủi ro về ghép da có thể là nhiễm trùng, sẹo,…
  • Cấy ghép melanocyte: Bác sĩ sẽ loại bỏ melanocytes và cho phép họ phát triển trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các tế bào được cấy vào các vùng da bị tổn thương.
  • Micropigmentation: Bác sĩ sẽ xăm sắc tố vào da của bạn. Điều này tốt cho vùng môi nhưng rất khó để phù hợp với màu da của bạn.