Giải đáp thắc mắc “Trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì?”

Ho nhiều khiến bé vô cùng khó chịu khi ăn và ngủ. Trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì cho nhanh khỏi là thắc mắc và niềm mong mỏi của hầu hết các bậc phụ huynh.

trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì
Trẻ em khi bị ho nhiều nên đi khám bác sĩ

Ho là một phản xạ của cơ thể giúp đẩy dịch nhờn, bụi bẩn ra khỏi đường thở. Ho xảy ra khi các đầu dây thần kinh trong đường hô hấp bị kích thích.

Ho là triệu chứng phổ biến của rất nhiều vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, cảm cúm, thậm chí cả viêm mũi họng. Nếu nguyên nhân là do virut thì không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.
Nguyên nhân gây ho ở trẻ thường gặp

Ngoài triệu chứng ho, bố mẹ hãy để ý xem con có những dấu hiệu nào khác không. Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn khách quan về tình trạng bệnh lý của trẻ.

Con bạn có bị triệu chứng nào khác không?

trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì
Ho kèm với chảy nước mũi thường là dấu hiệu bị cảm lạnh

Ho đi kèm với chảy nước mũi và hắt hơi có thể là dấu hiệu cảm lạnh. Những triệu chứng bệnh trên đi kèm đau nhức cơ thể và sốt thường là dấu hiệu bệnh cúm.

Cơn ho thường xuất hiện khi nào?

Thường ho do dị ứng dễ xảy ra vào các thời điểm giao mùa.

Tiếng ho nghe như thế nào?

trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì
Ho kèm tiếng thở khò khè có thể là do trẻ bị viêm phổi hoặc hen

Nếu nguyên nhân là do dị ứng, nhiễm virus thì tiếng ho nghe như tiếng sủa.

Ho gà gây ra các cơn ho nặng và kéo dài. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bạn nghe thấy âm thanh đó.

Ho kèm tiếng thở khò khè là do có thứ gì đó chặn đường thở của trẻ. Nguyên nhân gây ho có thể do viêm phổi hoặc hen suyễn. Nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám.

Ho kéo dài cần xử trí như thế nào?

Nếu trẻ ho kéo dài lâu ngày cần đưa bé đi khám bác sĩ. Thông thường cơn ho sẽ không kéo dài quá vài tuần nhưng một số người bị ho kéo dài. Đối với trẻ em, ho được gọi là mãn tính nếu kéo dài quá 4 tuần. Đối với người lớn, ho quá 8 tuần gọi là ho mãn tính.

Trẻ bị ho nhiều nên uống thuốc gì?

trẻ bị ho nhiều uống thuốc gì
Trẻ có thể sử dụng siro ho từ thảo dược

Nên hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc ho nào. Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc ho không kê đơn, đây không phải là thuốc dành cho trẻ nhỏ. Ngay cả thuốc dành cho trẻ em cũng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Không có loại thuốc nào có thể trị được ho do virus gây ra, nhưng phương pháp điều trị có thể làm dịu các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà, giúp trẻ giảm ho và dễ chịu hơn.

  • Tắm nước ấm: Bạn có thể tạo phòng xông mũi cho trẻ bằng cách đóng cửa phòng tắm và tắm nước ấm dưới vòi hoa sen trong vài phút cho đến khi thấy mặt gương mờ. Hơi nước giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp thông mũi cho trẻ khá hiệu quả.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng của bé giúp bổ sung độ ẩm không khí giúp mũi trẻ đỡ bị khô rát.
  • Uống nhiều nước: Trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây có tác dụng làm loãng đờm trong cổ họng, giúp trẻ dễ ho ra đờm hơn.
  • Dùng muối sinh lý: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi hoặc dùng dung dịch vệ sinh mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi, giảm ho do chảy mũi sau.
  • Kẹo ngậm ho, mật ong, siro ho: Cho bé ngậm mật ong, kẹo ngậm ho có thể giúp giảm đau họng khi ho. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong hoặc các loại siro có thành phần mật ong.
  • Thuốc giảm ho: Đối với trẻ trên 5 tuổi, có thể dùng thuốc giảm ho theo sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để giúp giảm đau họng, giảm ho.
  • Xịt họng thảo dược: Sử dụng xịt họng thảo dược giúp giảm kích ứng họng, cắt cơn ho.

Đối với trẻ bị ho mãn tính do bị hen suyễn, trẻ cần dùng thuốc có chứa steroid hoặc các loại thuốc kê đơn khác.
Không nên cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin. Bởi aspirin có thể gây ra hội chứng Reye – một bệnh não hiếm gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ.

Đào Tâm