Nhận biết hai mặt lợi và hại khi hiến máu tình nguyện

Mỗi ngày có hàng nghìn người cần hiến máu và các sản phẩm từ máu để chữa trị bệnh, thậm chí để duy trì tính mạng. Vậy bạn đã biết gì về quá trình hiến máu tình nguyện và mặt lợi và hại khi hiến máu.

hiến máu tình nguyện
Hiến máu đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả người hiến máu và người được hiến

Nếu lượng máu trong cơ thể bị suy giảm do tai nạn hoặc mắc bệnh hay nếu máu của bạn không hoạt động bình thường, hệ quả là sẽ không có đủ oxy hoặc các chất dinh dưỡng khác để duy trì hoạt động các cơ quan trong cơ thể.

Khi bạn hiến máu thì máu của bạn sẽ có lợi cho những người bị thiếu máu hoặc gặp tình trạng như trên.

Ngoài hiến máu toàn phần thì có thể hiến một thành phần khác của máu như tiểu cầu. Bởi tiểu cầu được hiến sẽ giúp cho những người gặp vấn đề liên quan đến đông máu. Ngoài ra, một số thành phần trong máu được hiến có thể cung cấp các kháng thể giúp chống lại bệnh tật như Covid-19.

Hiến máu tình nguyện cũng được xem như là một hành động cứu người, tuy nhiên cũng đem lại lợi ích cho người hiến máu. Cùng tìm hiểu hai mặt lợi và hại của việc hiến máu.

Vai trò của hiến máu

Hiến máu tình nguyện có thể giúp những người gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như những người:

  • Bị chảy máu bên trong hoặc bên ngoài do chấn thương.
  • Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến máu.
  • Người đang điều trị ung thư.
  • Người đang phẫu thuật có khả năng bị thiếu máu như phẫu thuật tim mạch hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
  • Người bị rối loạn máu di truyền.
  • Người bị cấy ghép tạng
  • Người cần điều trị bằng huyết tương hoặc các sản phẩm máu khác.

Lợi ích của hiến máu trong điều trị Covid-19

Những người đã khỏi bệnh Covid-19 có thể hỗ trợ việc điều trị Covid-19 cho những người khác khỏi bệnh bằng cách hiến huyết tương.

Bởi huyết tương của những người nhiễm bệnh sẽ chứa các kháng thể giúp chống lại một số bệnh nhiễm trùng. Nếu người khác nhận được huyết tương này, chúng sẽ giúp cơ thể chống lại vi rút hiệu quả.

Lợi ích về sức khỏe đối với người hiến máu

hiến máu tình nguyện
Quá trình hiến máu hầu hết rất an toàn

Đối với phần lớn người hiến máu thì quá trình này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là rủi ro. Bởi khi bạn hiến máu tình nguyện ở các điểm hiến máu của bệnh viện Huyết học TW đều sẽ được tuân thủ theo đúng quy định của Bộ y tế.

Máu được hiến có thể cứu sống những người đang gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia y tế, hiến máu cũng đem lại lợi ích về sức khỏe cho người hiến.

Được kiểm tra sức khỏe trước khi hiến máu

Một người trước khi hiến máu thì cần phải kiểm tra sức khỏe cơ bản và xét nghiệm một mẫu máu nhỏ trước khi hiến.

Đây không phải là các xét nghiệm chuyên sâu nhưng chúng có thể giúp xác định các mối quan tâm về sức khỏe chưa được biết tới, chẳng hạn như thiếu máu hoặc gặp phải huyết áp cao hoặc thấp.

Bạn sẽ cần:

  • Đo huyết áp
  • Kiểm tra thân nhiệt
  • Đo nhịp tim
  • Xét nghiệm nồng độ hemoglobin hoặc sắt trong máu

Nếu xét nghiệm cho thấy có vấn đề người đi hiến sẽ không được hiến máu. Tuy nhiên, nếu phát hiện được bạn có vấn đề về sức khỏe thì có thể đây là bước đầu để có phương pháp điều trị.

Bên cạnh đó, bạn sẽ được kiểm tra và thông báo bí mật về một số kết quả xét nghiệm máu như: nhóm máu, nhiễm HIV, virut viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Nếu như người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh này sẽ được bác sĩ mời tới tư vấn sức khỏe.

Đóng góp cho cộng đồng

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, hiến một đơn vị máu có thể cứu sống tối đa ba người.

Người hiến máu có vai trò quan trọng trong cộng đồng. Hiến máu giúp cứu sống và chữa trị bệnh cho rất nhiều người khác.

Giảm nồng độ sắt đối với những người bị bệnh huyết sắc tố

Cơ thể cần sắt để sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc phải bệnh huyết sắc tố loại 1 – đây là bệnh có quá nhiều sắt trong máu người bệnh.

Lượng sắt dư thừa có thể tích tụ vào các cơ quan khác nhau của cơ thể, như gan và tim, làm ảnh hưởng tới hoạt động của chúng.

Đối với người bị bệnh này được phép hiến máu, hay đây được xem là một lựa chọn điều trị bệnh và đồng thời giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên người bị bệnh huyết sắc tố muốn hiến máu cần tới bệnh viện để hiến thay vì tới các điểm hiến máu lưu động.

Sức khỏe tim mạch

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra thông tin gần 160.000 phụ nữ đã hiến máu trong 10 năm trở lên. Họ đã đưa ra kết luận rằng hiến máu có tác dụng lâu dài chống lại bệnh tim mạch.

Huyết áp

hiến máu tình nguyện
Hiến máu rất tốt giúp cải thiện chỉ số huyết áp

Năm 2015, các nhà khoa học đã theo dõi huyết áp của 292 người hiến máu từ 1 – 4 lần trong suốt một năm. Trong đó có một nửa người mắc chứng huyết áp cao.

Thông tin chung thì những người bị huyết áp cao có các chỉ số được cải thiện đáng kể. Một người hiến máu với tần suất thường xuyên thì lại càng có sự cải thiện chỉ số huyết áp đáng kể.

Sức khỏe tổng quát

Năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu hơn 1 triệu người hiến máu. Trong đó có 30% người giảm nguy cơ tử vong bì bất kỳ nguyên nhân nào và giảm 4% khả năng phát triển ung thư. Vì thế mà các nhà khoa học cho rằng người hiến máu sẽ thừa hưởng sức khỏe tốt hơn trung bình.

Tới năm 2015 thì các nhà khoa học đánh giá lại dữ liệu nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác thì có thể kết luật với người mỗi năm hiến máu một lần thì nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào giảm trung bình 7,5%.
Nghiên cứu này cho rằng hiến máu tốt cho sức khỏe tổng thể của một người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng hiến máu không thể làm giảm tuổi thọ của người hiến.

Rủi ro mà người hiến máu có thể gặp phải

Hiến máu là an toàn đối với mọi đối tượng đã được khám sàng lọc đủ điều kiện để hiến.

Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng sau hiến máu được thực hiện như:

  • Khám sàng lọc người hiến máu về tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Sử dụng kim mới cho mỗi lần hiến máu.
  • Đội ngũ nhân viên y tế có trình độ lấy máu an toàn.
  • Có thời gian theo dõi và hồi phục sức khỏe sau khi hiến máu.

Phản ứng tạm thời sau hiến máu

Tuy hiếm gặp nhưng một người có thể gặp phải tác dụng phụ ngay khi hiến máu.

Dù các tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, nhưng sau khi hiến máu bạn có thể gặp phải tình trạng:

  • Yếu cơ
  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Cảm giác lâng lâng
  • Buồn nôn
  • Chảy máu do kim hiến
  • Chảy máu dưới da hoặc vết bầm tím

Thông thường các triệu chứng này sẽ biến mất chỉ trong vòng 24 giờ sau khi hiến máu.

Một số giải pháp giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này sau khi hiến máu gồm uống nhiều nước và ăn các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng trong 24 – 48 giờ sau khi hiến.

Các loại thực phẩm giúp tăng cường lượng sắt cho người hiến máu nên bổ sung gồm:

  • Thịt đỏ
  • Rau chân vịt
  • Nước trái cây và ngũ cốc bổ sung sắt

Tác dụng phụ của hiến máu

Trong một số trường hợp rất ít khi gặp phải thì người hiến máu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:

  • Tụt huyết áp
  • Co cơ
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Nôn mửa
  • Co giật

Thường người gặp phải tình trạng này là những người trẻ tuổi, người nhẹ cân và người lần đầu hiến máu.

Cần chuẩn bị gì trước khi hiến máu?

hiến máu tình nguyện
Trước khi hiến máu cần tuân thủ nhiều quy trình khai báo thông tin

Để hiến máu tình nguyện thì bạn nên ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày đi hiến máu. Khi tới điểm hiến máu bạn sẽ cần:

  • Điền thông tin cá nhân vào tờ khai hiến máu
  • Xét nghiệm một mẫu máu nhỏ
  • Kiểm tra sức khỏe cơ bản

Các bước kiểm tra sức khỏe giúp đảm bảo rằng người hiến không đang phơi nhiễm bệnh có khả năng ảnh hưởng tới người khác khi hiến máu.

Tiêu chuẩn để hiến máu theo Bộ y tế là:

  • Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
  • Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
  • Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
  • Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.
  • Có giấy tờ tùy thân.

Quá trình hiến máu

hiến máu tình nguyện
Các bước hiến máu an toàn

Khi bạn hiến máu, nhân viên y tế sẽ thực hiện theo các bước

Bước 1: Lau sạch cánh tay của người hiến máu bằng miếng bông tẩm cồn, cho bạn cầm một quả bóng cao su để bóp khi hiến máu.

Bước 2: Đâm vào tĩnh mạch ở tay kim truyền máu

Bước 3: Gắn kim vào thiết bị lưu trữ máu bao gồm dây truyền và túi đựng máu.

Bước 4: Để máu chảy vào túi cho tới khi đầy. Quá trình này bạn sẽ bóp quả bóng để đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.

Mỗi người hiến một đơn vị máu tùy thuộc vào giới tính và cân nặng, sẽ kéo dài từ 6 – 10 phút. Toàn bộ quá trình hiến máu sẽ mất khoảng 45 – 60 phút.

Sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu, nhân viên y tế sẽ dùng gạc bông và băng lên tay của người hiến tặng.

Bạn sẽ cần nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trước khi rời khỏi điểm hiến máu. Trong thời gian nghỉ, bạn sẽ nhận được đồ uống giải khát.

Nếu như vết kim truyền máu vẫn chảy máu sau khi hiến thì bạn nên ép chặt vào vết thương và nâng cao cánh tay trong khoảng 3 – 5 phút.

Nếu như tay có vết bầm tím hoặc chảy máu dưới da, bạn có thể chườm lạnh ngắt quãng trong 24 giờ sau. Sau đó xen kẽ chườm ấm vào vết bầm.

Tổng kết

Hiến máu tình nguyện được xem là hoạt động vô cùng ý nghĩa và đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và bản thân bạn. Tuy cũng có rủi ro trong hiến máu nhưng rất hiếm gặp mà lại giúp cứu tính mạng cho nhiều người bệnh đang cần máu.

Vậy nên, nếu bạn có đầy đủ điều kiện sức khỏe thì nên cân nhắc việc hiến máu ở các trạm hiến máu gần nơi mình sống.

Đào Tâm