Những loại thuốc và thiết bị y tế cần phải có trong tủ thuốc của mỗi gia đình

Mùa Đông Xuân là thời điểm rất nhiều dịch bệnh bùng phát do nhiệt độ giảm, độ ẩm cao, virut, vi khuẩn phát triển mạnh. Tủ thuốc của mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn một số loại thuốc và thiết bị y tế để nhanh chóng xử lý một số bệnh thông thường.

tủ thuốc gia đình
Những loại thuốc và thiết bị y tế cần phải có trong tủ thuốc gia đình

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Nhi Trung ương: Việc chuẩn bị sẵn một số loại thuốc và các vật dụng y tế thiết yếu trong gia đình vô cùng hữu ích, giúp nhanh chóng xử lý một số bệnh thông thường (như sốt, ho, chảy nước mũi, tiêu chảy) hay sơ cứu khi cần thiết.

Vậy, tủ thuốc gia đình cần có những loại thuốc và những thiết bị y tế gì?

1. Nhiệt kế

Bất cứ ai cũng có thể bị sốt bất chợt, đặc biệt là trẻ em. Sốt là triệu chứng thường gặp, là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm virut hoặc vi khuẩn. Nhiệt độ cơ thể tăng cao để ngăn ngừa virut hoặc vi khuẩn phát triển thêm và khởi động hệ miễn dịch để chống lại virut, vi khuẩn.

Để kiểm tra xem tình trạng sốt đã phải dùng thuốc hay chưa thì cần đo thân nhiệt bằng nhiệt kế. Hiện nay trên thị trường có 3 loại nhiệt kế cơ bản là: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế kỹ thuật số. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và đối tượng sử dụng.

2. Thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc quan trọng cần chuẩn bị trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Nguyên nhân là do sốt là một phản ứng cấp tính, dễ gây biến chứng với người già và trẻ nhỏ. Vì thế, cần nhanh chóng hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao.

Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ đo tại nách là 38,5 độ C và đo tại hậu môn là từ 39,0 độ C.

Nhóm thuốc hạ sốt gồm: paracetamol, ibuprofen và aspirin. Trong các tình huống thông thường thì nên dùng paracetamol. Ibuprofen cà aspirin khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Khi dùng thuốc hạ sốt, cần dùng đúng theo liều lượng được ghi trên bao bì và không dùng kết hợp cả hai loại.

3. Miếng dán hạ sốt

Ngoài thuốc hạ sốt, bạn cũng có thể chuẩn bị cả miếng dán hạ sốt (ví dụ như miếng dán hạ sốt Sakura) để làm mát, tạo cảm giác dễ chịu. Có thể dán miếng dán hạ sốt lên vùng da khô sạch như trán, bẹn, nách…

tủ thuốc gia đình
Dùng miếng dán hạ sốt giúp làm mát, giải nhiệt, hỗ trợ hạ sốt

4. Bù nước oresol

Oresol có tác dụng bù nước và điện giải, cần thiết khi bị sốt cao, tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều.

5. Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là sản phẩm cơ bản dùng để súc miệng, súc họng, nhỏ mắt, rửa mũi… Tuy có nhiều công dụng nhưng bạn cần chú ý các thao tác khi sử dụng, đặc biệt là khi rửa mũi cho trẻ, tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm như trẻ bị sặc, viêm tai giữa, viêm nhiễm nặng hơn…

6. Dung dịch vệ sinh mũi

Nếu không biết cách rửa mũi, bạn chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh mũi để xịt mũi cho trẻ khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Một trong những sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi đang được ưu chuộng là Dung dịch vệ sinh mũi Zenko. Zenko có chứa nước muối biển với các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, thêm hương cam và hương chanh tự nhiên.

Zenko có cả sản phẩm dành riêng cho người lớn và trẻ nhỏ, bạn có thể mua dự trữ sẵn trong tủ thuốc gia đình.

7. Xịt họng thảo dược

Mùa Đông là thời điểm virut, vi khuẩn phát triển mạnh, cộng thêm nhiệt độ lạnh dễ ho, viêm họng, ngứa họng. Vì thế, xịt họng thảo dược (tiêu biểu như Xịt họng Nhất Nhất) cũng là sản phẩm cần thiết với mỗi gia đình. Sử dụng Xịt họng Nhất Nhất giúp giảm nhanh ngứa họng, cắt cơn ho.

tủ thuốc gia đình
Dùng dung dịch xịt họng thảo dược giúp giảm đau họng, cắt cơn ho

Bạn cũng có thể tự chế siro ho từ các thành phần tự nhiên, rất đơn giản và khá hiệu quả.

> Xem thêm: 6 công thức chữa ho cho bé dễ thực hiện, hiệu quả cao

8. Bông, băng gạc, sát trùng

Bạn có thể cần bông, băng gạc và sát trùng khi làm bếp chẳng may lỡ tay, trẻ nhỏ chạy nhảy, nô đùa… Các thiết bị y tế này sẽ giúp bạn sơ cứu, cầm máu tại chỗ nhanh chóng.

9. Dung dịch sát khuẩn tay

Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi thói quen của chúng ta, đó là thường xuyên rửa tay và sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Làm sạch tay thường xuyên không chỉ giúp phòng ngừa Covid-19 mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

10. Men vi sinh

Bạn hoặc người trong gia đình có thể bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân như ăn quá nhiều, ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế độ ăn uống không khoa học, uống thuốc kháng sinh… Chính vì vậy, mỗi gia đình nên tích trữ sẵn một vài hộp men vi sinh trong tủ thuốc gia đình.

tủ thuốc gia đình
Nên tích trữ vài hộp men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa

Lưu ý là nên mua sản phẩm men vi sinh có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (không cần trữ lạnh) và có hạn sử dụng dài, ví dụ như men vi sinh Bio Vigor. Bởi có nhiều loại khuẩn sống cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ có hạn sử dụng rất ngắn.

Ngoài các loại thuốc và thiết bị y tế kể trên, cũng cần chuẩn bị sẵn thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình, tránh tình trạng thuốc hết đúng vào dịp nghỉ Tết.

Vân Anh