Những sự thật chưa biết tới về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (tên tiếng Anh là HFMD) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Các triệu chứng bệnh tay chân miệng là các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng, phát ban hoặc mụn nước ở tay, chân hoặc mông. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu và lan truyền khá nhanh.

Bất kì ai đều có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên trẻ dưới 10 tuổi sẽ dễ mắc bệnh hơn. Vì thế, khi trẻ em tới những vùng có khả năng lây bệnh các phụ huynh nên thực hiện các bước phòng ngừa cho mình.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

tay chân miệng
Trẻ dưới 10 tuổi có nguy cơ nhiễm tay chân miệng lớn

Virus gây bệnh tay chân miệng có tên là coxsackievirus a16 và enterovirus 71. Thực tế, bác sĩ có thể gọi đây là virus coxsackie.

Trẻ có thể lây nhiễm virus khi bắt tay với người bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, máy tính bảng hoặc tay nắm cửa. Bệnh dễ lây hơn vào mùa hè và mùa thu.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng sớm có thể bao gồm sốt và đau họng (đối với trẻ nhỏ hơn thì dễ bị sốt và giảm ăn hoặc uống). Các mụn nước đau tương tự như bị vết loét herpes trong miệng hoặc lưỡi.

Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân một hai ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên. Phát ban có thể trở thành mụn nước. Các đốm mụn hoặc vết loét có thể có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay hoặc mông. Trẻ có thể có tất cả các triệu chứng này hoặc chỉ một, hai triệu chứng.

Loét miệng có thể khiến cho trẻ biếng ăn, vì thế hãy chắc chắn trẻ đảm bảo lượng nước và dinh dưỡng cho cả ngày.

Chẩn đoán và điệu trị bệnh tay chân miệng

chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng bệnh và xem các vết phát ban, vết loét trên da. Bác sĩ có thể chẩn đoán ngay bệnh tay chân miệng qua các dấu hiệu mà không cần phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể lấy miếng gạc họng, mẫu phân hoặc mẫu máu để xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh tay chân miệng thường sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh, để giảm bớt các triệu chứng bạn cần:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen hoặc thuốc xịt tê miệng. Đặc biệt không dùng aspirin để giảm đau trong trường hợp này.
  • Cho trẻ ăn các món lạnh như sữa chua, sinh tố để dịu đau họng.
  • Dùng kem chống ngứa giảm phát ban.

Ngăn chặn lây lan bệnh tay chân miệng trong cộng đồng

tay chân miệng
Rửa sạch tay là giải pháp giúp phòng ngừa lây lan tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng dễ lây bệnh nhất trong 7 ngày đầu. Tuy nhiên, virus trong cơ thể có thể tồn tại vài ngày hoặc vài tuần sau khi triệu chứng biến mất và có thể lây lan qua nước bọt hoặc phân. Cách tốt nhất để ngăn chặn lây bệnh là rửa tay thật kĩ. Đối với người lớn, sau khi thay tã hoặc lau mũi cho trẻ cũng nên rửa tay và giặt khăn sạch sẽ.

Đối với trẻ đang đi học mẫu giáo đã từng bị bệnh thì có thể kiểm tra với bác sĩ xem trẻ còn có khả năng lây bệnh. Cũng như bạn nên liên hệ với đại diện trường học khi nào có thể cho trẻ đi học trở lại.

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng ở người không giống với bệnh lở mồm long móng, một loại bệnh do virus khác gây ra và chỉ gây ảnh hưởng tới động vật.