Mụn trứng cá và tuổi dậy thì thường đi đôi với nhau. Nghiên cứu khoa học gần đây đã đưa ra một số xét nghiệm về vắc xin trị mụn trứng cá.
Nghiên cứu vắc xin ngừa mụn trứng cá tại Hoa Kỳ
Cho đến nay, vắc xin chỉ được dùng trên động vật và các mẫu da người. Vắc xin sử dụng kháng thể nhắm vào các vi khuẩn gây mụn trứng cá được giáo sư da liễu Chun Min Huang ở đại học California, San Diego, Hoa Kỳ.
Theo giáo sư, vắc xin này có thể giúp 85% thanh thiếu niên Mỹ và hơn 40 triệu người tránh sẹo và tình trạng mụn trứng cá nặng trên da. Theo ông Huang “Hiệu quả của vắc xin đã được xác nhận trong sinh thiết mụn trứng cá của con người. Vắc xin giúp giảm viêm trong tổn thương mụn.”
Nếu kết quả của nghiên cứu lâm sàng có kết quả dương tính thì vắc xin được giáo sư dự tính đưa ra tiêm mở rộng trong vòng 3 – 5 năm tới.
Tình trạng mụn trứng cá trên toàn cầu
Mụn trứng cá ảnh hưởng tới 650 triệu người trên thế giới và là một trong 10 bệnh phổ biến trên toàn cầu.
Các phương pháp điều trị hiện tại như kem dưỡng cho da mụn, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa retinoid thường gây tác dụng phụ cực kỳ khó chịu trên da. Ví dụ như da khô rát, da kích ứng ửng đỏ.
Đối với nhiều thanh thiếu niên và ngay cả người trưởng thành, da bị mụn trứng cá nặng, khó kiểm soát có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới tâm lý, khiến mất tự tin trong giao tiếp xã hội cũng như công việc.
>> Xem thêm Điều trị mụn trứng cá nặng trên da sau khi khám và chữa tại Phòng khám tư
Cơ chế tác động của vắc xin ngăn ngừa mụn trứng cá
Vắc xin ngừa mụn tập trung vào loại vi khuẩn gây mụn trên da chúng ta, được gọi là P.acnes – giải phóng độc tố gọi là CAMP. Về lý thuyết, vắc xin này hoạt động bằng cách tạo ra các kháng thể giúp loại bỏ độc tố này. Theo giáo sư Huang “Khi chất độc được trung hòa, viêm trong tổn thương do mụn trứng cá sẽ bị loại bỏ”.
Thử nghiệm trên chuột và các mẫu da của người cho thấy vắc xin giúp làm giảm đáng kể sự xâm nhập của P.acnes và tình trạng viêm trên da. Thành công trong nghiên cứu có thể giúp vắc xin được nhân rộng để sử dụng phổ biến trên người. Giáo sư cho rằng vắc xin ngừa mụn này nhằm vào một loại vi khuẩn cụ thể nên rất ít tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, theo giáo sư Emmanuel Contassot – giảng viên da liễu tại đại học Zurich, Thụy Sĩ, vắc xin ngừa trứng cá có nhiều tiềm năng để sử dụng trong tương lai. Do các phương pháp trị mụn trứng cá hiện nay gồm cả thuốc kháng sinh và retinoids đều có tác dụng phụ có hại cho da.
>> Xem thêm Mụn trứng cá và cách điều trị kịp thời
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra vi khuẩn P.acnes có nhiều chủng khác nhau cả tốt và cả xấu. Trong khi vi khuẩn tốt tham gia tích cực vào tính toàn vẹn của hàng rào da bằng cách ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi trên da. Vi khuẩn xấu ảnh hưởng khiến gây ra mụn trứng cá.
Bất kỳ loại vắc xin an toàn và hiệu quả nào đều cần loại bỏ được vi khuẩn xấu mà vẫn giữ lại được các vi khuẩn tốt. Trong thực tế, nếu vắc xin nhắm sai mục tiêu có thể khiến trầm trọng thêm tình trạng mụn trên da của người bệnh.
Chính vì thế, giáo sư Contasssot cho rằng giáo sư Huang và các đồng nghiệp đang đi đúng hướng. Nhưng vắc xin ngừa mụn cần nghiên cứu thêm trước khi chứng minh lâm sàng.
Nguồn: HealthDay