Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về mụn trứng cá

Mụn trứng cá phải nói là hiện tượng hết sức bình thường khi bất kỳ ai trong chúng ta đều từng một lần mọc mụn trứng cá. Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá và các cách điều trị mụn trứng cá tại nhà và các loại thuốc điều trị dùng khi bị mụn.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá bọc
Mụn trứng cá bọc là dạng nặng nhất của mụn trứng cá

Mụn trứng cá bọc là dạng nặng nhất của mụn trứng cá khi bị sưng nặng dưới bề mặt da bị viêm, nhiễm vi khuẩn.

Tuy mụn trứng cá thường gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì nhưng vẫn có khoảng 20% người trên 20 tuổi gặp phải. Thường mụn xuất hiện từ 10 đến 13 tuổi và có xu hướng nặng hơn ở những người có da nhờn. Mụn trứng cá sẽ kéo dài từ 5 – 10 năm.

Tổn thương gây ra do mụn trứng cá dễ gặp phải ở mặt tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, vai và trên cánh tay.

Mụn trứng cá không hẳn là do ảnh hưởng của chế độ ăn kém lành mạnh, da mặt chưa được rửa sạch. Đơn giản đây là do yếu tố di truyền và một số nhân tố kích thích mụn phát triển. Vì thế không phải là bạn hoàn toàn từ bỏ ăn sô cô la hoặc rửa mặt 10 lần mỗi ngày sẽ thay đổi được tình trạng mụn trên da.

>> Xem thêm Bùng phát trứng cá nghiêm trọng sau khi điều trị bằng isotretinoin

Nguyên nhân gây mụn trứng cá thường gặp

Mặc dù căng thẳng có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Hãy điểm qua những nguyên nhân chính gây mụn trứng cá:

Hormone trong cơ thể

Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì với sự tăng vọt của lượng hormone trong cơ thể. Do trong thời điểm này thì cả nam và nữ đều sản xuất ra lượng hormone nam androgen, testosterone cao. Hormone testosterone khiến cho cơ thể tạo ra nhiều bã nhờn hơn, dầu được tạo ra trong các tuyến dầu của da.

Vi khuẩn

mụn trứng cá
Vi khuẩn nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng trên da

Bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các nang lông bị tắc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng trên da. Đôi khi tắc lỗ chân lông khiến cho bề mặt da bị căng vỡ khiến cho lớp bã nhờn rò ra các mô gần đó tạo thành mụn mủ, mụn viêm. Các mụn mủ lớn và mềm hơn gọi là nốt sần.

>> Xem thêm Tương lai mở rộng của vắc xin mụn trứng cá trong thời gian tới

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc tránh thai cho phụ nữ có thể gây ra mụn trứng cá. Ngoài các một số loại thuốc điều trị có chứa steroid cũng có khả năng gây mụn.

Mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Thường bé trai dễ bị mụn trứng cá sơ sinh hơn. Thông thường  mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong vài tuần sau đó biến mất chứ không duy trì lâu dài.

Triệu chứng mụn trứng cá thường gặp

Biểu hiện mụn trứng cá chính là:

  • Các nốt đỏ dai dẳng trên da, dễ bị tái phát, bị sưng đau, viêm và chứa đầy mủ. Thường sẽ xuất hiện ở trên mặt, ngực, vai, cổ hoặc phần nửa lưng trên.
  • Đốm đen trên da với lỗ chân lông mở đối với mụn đầu đen.
  • Nốt nhỏ dưới da có màu trắng khi bị mụn đầu trắng.
  • Da bị sưng đỏ hoặc nổi cục với lớp mủ ở trong – mụn trứng cá bọc.
  • Nốt u sưng viêm, chứa đầy mủ và thường lớn hơn 2 cm.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá hiện nay

Bạn có thể che dấu mụn trứng cá bằng các lớp trang điểm như phấn hay kem che khuyết điểm. Tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp thông thường để giảm đau do mụn.

Điều trị mụn trứng cá thường hướng tới ức chế tuyến nhờn sản sinh thêm dầu trên da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc làm thông thoáng lỗ chân lông. Do nhiều cách điều trị có thể gây tác dụng phụ nên người bị mụn trứng cá nên thận trọng trước khi tiến hành bất kỳ phương thức điều trị mới nào.

Người có mụn trứng cá trên da thường sẽ cảm thấy tự ti về vè ngoài của mình. Do vậy, người bị mụn trong thời gian dài để lại sẹo trên da hoặc người bị mụn trứng cá nặng dai dẳng cần được điều trị bởi bác sỹ da liễu.

>> Xem thêm Nhận biết chức năng và cấu tạo da

Phương pháp điều trị tại nhà

rửa mặt cho da mụn trứng cá
Rửa mặt 2 lần mỗi ngày giúp giảm tình trạng mụn phát triển

Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt

Rửa mặt mỗi ngày hai lần với xà phòng có thể giúp trị mụn. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp trực tiếp giúp hết sạch mụn mà cần kết hợp các loại kem trị mụn khác.

Sữa rửa mặt cho da mụn

Có một số loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn, có chứa các thành phần: benzol peroxide, axit glycolic, axit salicylic, sufur.

Benzol peroxide

Đối với mụn trứng cá thể nhẹ bạn có thể dùng thuốc có chứa bezol peroxide. Hợp chất này có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Thông thường phải dùng tới 4 tuần liên tục thì mới có thể loại bỏ được trứng cá trên da. Cũng như nhiều sản phẩm khác, benzol peroxyde không tác động tới quá trình sản xuất bã nhờn và bít tắc nang lông. Nên khi bạn ngưng dùng có thể lại mọc mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng kem bôi, nước hoa hồng, sữa tắm có chứa benzol peroxide. Tuy nhiên, thành phần này có thể gây khô da khi sử dụng.

Axit salicylic

Axit salicylic giúp điều chỉnh các tế bào bất thường trên da. Với các mụn trứng cá dạng nhẹ, axit salicylic giúp nở rộng lỗ chân lông để giải quyết mụn và ngăn ngừa tổn thương trên da. Thành phần này không ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn cũng như không diệt vi khuẩn. Do đó, người có da mụn dùng axit salicylic cần dùng liên tục. Bạn dễ dàng thấy được thành phần này trong nhiều loại sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng da hay kem trị mụn.

kem dưỡng trị mụn trứng cá
Nhiều loại kem dưỡng có chứa các thành phần trị mụn trứng cá

Sulfur

Kết hợp với alcohol và axit salicylic, sulfur là một thành phần thường thấy trong thuốc trị mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên, thành phần này hiếm khi được sử dụng do có mùi khó chịu.

Gel retinol dạng bôi

Retinol là chất khiến cho nhân mụn không hình thành được. Retinol ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào, giúp giảm sưng và viêm. Mụn trưng cá của bạn mới đầu khi sử dụng sẽ trở nên nặng hơn trước vì chất này thúc đẩy các nhân mụn hình thành trên da của bạn. Khi đó, bạn cần kiên trì bôi từ 8 – 12 tuần mới có được kết quả trị sạch mụn trứng cá.

Thuốc thảo dược hữu cơ

Có nhiều sản phẩm trị mụn từ thảo dược hữu cơ, tự nhiên có bán trên thị trường giúp điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên hiệu quả của chúng chưa được chứng minh rõ rệt trong khả năng trị mụn.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá theo toa thuốc

Thuốc kháng sinh

Trị mụn trứng cá bằng thuốc kháng sinh có thể theo hai đường là kem bôi hoặc thuốc uống. Thuốc kháng sinh hoạt động theo cơ chế làm sạch da mụn có vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Một số hình thức kháng sinh cho da mụn như các loại kem, gel, dung dịch, miếng đệm trị mụn trứng cá. Kháng sinh bôi ngoài da xâm nhập vào da và làm sạch mụn sâu bên trong, trong khi kháng sinh đường uống lưu thông khắp cơ thể và ảnh hưởng tới tuyến nhờn trên da. Tuy nhiên, dùng kháng sinh đường uống sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn là dạng bôi.

Erythromycin là thuốc kháng sinh có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá. Chúng cần kết hợp với benzol peroxide hoặc retinoid dạng bôi trên da.

Thuốc kháng sinh không có khả năng giải quyết các nhân tố gây mụn trứng cá khác ngoài vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh trị mụn phải mất tối thiểu vài tuần hoặc vài tháng để xử lý. Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng kháng sinh đường uống để trị mụn.

Sử dụng Retinoid hoặc các dẫn xuất của vitamin A

Retinoid trị mụn trứng cá
Retinoid có tác dụng với cả mụn trứng cá dạng vừa đến nặng

Thuốc chứa retinoid có cả ở dạng kem bôi hoặc thuốc uống. Retinoid có tác dụng với cả mụn trứng cá dạng vừa đến nặng bằng cơ chế khiến cho da trở lại bình thường và sạch mụn. Có thể dùng kết hợp retinoid với các sản phẩm trị mụn khác có chứa benzol peroxide hoặc thuốc kháng sinh đường uống. Retinoid dạng kem bôi không có tác dụng phụ như với loại retinoid dạng thuốc uống. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng các loại thuốc bôi hay uống có thành phần này.

Đối với người bị mụn trứng cá nặng thì tốt nhất nên sử dụng isotretinoin. Đây là thuốc can thiệp vào tất cả các nguyên nhân gây mụn trứng cá. Thậm chí, isotretinoin còn có khả năng tác động tới da mụn mà dùng các sản phẩm khác không có tác dụng. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc chứa thành phần này. Do khả năng gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên phụ nữ mang thai hay chuẩn bị mang thai cần tránh xa loại này.

Tác dụng phụ khác của các loại thuốc trị mụn chứa dẫn xuất vitamin A gồm có da khô, đau cơ, đau đầu.

Sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn trứng cá

Bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai để trị mụn. Do trong thuốc tránh thai có chứa các loại hormone nữ hoạt động theo cơ chế chống lại tác động của các loại hormone nam gây ra mụn. Biện pháp này chỉ áp dụng được đối với phụ nữ. Thuốc tránh thai có thể tác động lên da mụn từ 3 – 4 tháng. Nhưng cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tăng cân, đau đầu ngực và kinh nguyệt có máu đông.