Mối quan hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy tim

Có câu nói “khớp đớp tim” để chỉ mối quan hệ của bệnh khớp và bệnh tim. Trên thực tế, viêm khớp dạng thấp và suy tim có mối liên quan với nhau. Tìm hiểu về hai căn bệnh để có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

viêm khớp dạng thấp và suy tim
Bệnh khớp và bệnh suy tim có mối liên quan với nhau

Tìm hiểu mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và suy tim

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô của chính cơ thể và gây viêm. Tình trạng viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Tình trạng viêm có thể làm tổn thương cơ thể theo nhiều cách. Khi bị viêm kéo dài sẽ góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và biến chứng. Viêm mãn tính có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tim như bệnh động mạch vành và suy tim. Nhìn chung, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Theo nghiên cứu, nồng độ protein phản ứng C cao – một chỉ số về tình trạng viêm trong máu – có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Theo một đánh giá của nghiên cứu trên 5 triệu người, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao gần gấp đôi so với những người khác. Trong đó, tình trạng này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Cũng theo nghiên cứu, phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao gấp 3 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh.viêm khớp dạng thấp và suy tim

Viêm khớp dạng thấp gây viêm nhiều khớp, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể

Yếu tố nguy cơ gây suy tim

Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể xảy ra đột ngột, chẳng hạn như sau khi cơ tim bị tổn thương trong cơn đau tim. Nhưng thông thường, bệnh này tiến triển chậm theo thời gian.

Với người bị viêm khớp dạng thấp, chứng viêm không phải là nguyên nhân duy nhất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Triệu chứng cảnh báo bệnh tim, suy tim

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những người khác. Các triệu chứng bệnh tim có thể đã xuất hiện gồm:

  • Đau ngực hoặc khó chịu
  • Cảm giác có áp lực hoặc siết chặt trong ngực
  • Hụt hơi
  • Buồn nôn
  • Cảm giác khó tiêu hoặc đầy hơi

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào bên nào của tim bị tổn thương nhiều nhất và những vấn đề sức khỏe khác mà người bệnh gặp phải.

Bệnh tim có thể tiến triển dần dần thành suy tim. Một số triệu chứng cảnh báo suy tim gồm:

  • Hụt hơi
  • Sưng ở chân hoặc mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân đột ngột
  • Ho dai dẳng
  • Ăn không ngon
  • Bụng phình to
  • Tim đập nhanh
  • Rối loạn nhịp tim
  • Cảm thấy khó thở hơn khi nằm
  • Cần phải kê thêm gối khi ngủ
  • Tĩnh mạch cổ nhô ra
viêm khớp dạng thấp và suy tim
Bệnh tim có thể tiến triển dần dần thành suy tim

Người bệnh viêm khớp cần làm gì để phòng tránh suy tim?

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần điều trị tình trạng bệnh giúp giảm viêm mãn tính và giảm khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Kiểm soát triệu chứng viêm khớp

Cần chú ý đến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp bùng pháp để kiểm soát, gồm:

  • Đau nặng hơn ở một hoặc nhiều khớp
  • Tăng độ cứng ở một hoặc nhiều khớp
  • Khớp đau và sưng
  • Mất chức năng khớp
  • Khớp tay hoặc chân biến dạng
  • Có nốt sần dưới da
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ

Dùng thuốc điều trị viêm khớp

Các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp và giảm viêm bao gồm:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm
  • Thuốc sinh học (dùng cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính)
  • Thuốc ức chế janus kinase
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Corticoid

Một số loại thuốc này, kể cả thuốc không cần kê đơn đều có thể làm trầm trọng thêm bệnh suy tim ở những người đã mắc bệnh này. Do đó, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thay đổi lối sống

Ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh, người bị viêm khớp dạng thấp cũng cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây suy tim khác như: huyết áp cao, béo phì và tiểu đường.

Thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm rủi ro mắc các vấn đề sức khỏe khác. Một số thay đổi cần thực hiện gồm:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải
  • Tập thể dục vài lần mỗi tuần
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tốt cho xương khớp và tim mạch
  • Hạn chế bia rượu
  • Giảm căng thẳng
viêm khớp dạng thấp và suy tim
Có chế độ ăn uống khoa học, tốt cho tim mạch sẽ giúp phòng bệnh tim hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh suy tim

Nếu không may vẫn mắc bệnh suy tim, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể được dùng để cải thiện chức năng tim, giúp tim bơm máu mạnh hơn hoặc đập đều đặn hơn.

  • Chất làm loãng máu
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chặn canxi
  • Thuốc giảm cholesterol
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin
  • Chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose-2

Trong trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng các liệu pháp khác như phẫu thuật, cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim, hoặc phục hồi chức năng tim.

Tóm lại, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim cao hơn. Điều này là do viêm khớp dạng thấp gây viêm mãn tính. Tình trạng viêm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim.

Điều trị viêm khớp dạng thấp và kiểm soát tình trạng viêm mãn tính có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và suy tim.

Vân Anh