Những điều cần biết về viêm nang lông

Viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) là một rối loạn trên da tương đối phổ biến do viêm và nhiễm trùng trong nang lông. Thường viêm nang lông là do sử dụng dạo cạo râu, tắm nước nóng hay cắt tóc.

Viêm nang lông
Viêm nang lông (hay còn gọi là viêm lỗ chân lông) là một rối loạn trên da tương đối phổ biến

Mỗi lỗ chân lông là một khoang da nhỏ để tóc và lông mọc lên. Mỗi sợi lông trên cơ thể chúng ta đều phát triển từ nang lông của chúng.

Dù viêm nang lông có thể xuất hiện bất kỳ khu vực nào trên cơ thể (trừ môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân) nhưng thường xuyên nhất là ở vùng cánh tay, chân, mông, bộ phận sinh dục, ngực, lưng, đầu và mặt. Dấu hiệu nhận biết là các vết sưng màu đỏ trên da hoặc có thể xuất hiện đầu mủ trắng.

Dù mang lại khó chịu với người mắc phải nhưng viêm nang lông được coi là hết sức vô hại và ảnh hưởng tới nhiều lứa tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông

Viêm nang lông thường là do nhiễm vi khuẩn, thường là Staphylococcus aureus hoặc tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm nấm virus hoặc tổn thương ngoài da cũng có thể gây ra viêm nang lông.

Một số yếu tố tác động gây ra viêm nang lông:

Cạo râu sai cách
Cạo râu sai cách có thể gây ra viêm lỗ chân lông
  • Cạo râu
  • Buộc tóc chặt
  • Mặc quần áo chặt
  • Lông mọc ngược
  • Quần áo chà xát vào da
  • Mồ hôi hoặc các sản phẩm dùng ngoài da gây kích thích lỗ chân lông
  • Dùng các chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Da có mụn trứng cá hoặc viêm da
  • Vết thương trên da: vết cắt hoặc côn trùng cắn
  • Hệ miễn dịch suy yếu như người bị HIV hoặc ung thư
  • Người bị thừa cân hay béo phì

Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm nang lông

Ở giai đoạn đầu, viêm nang lông giống như bị phát ban đỏ trên da hoặc da như bị nổi da gà. Sau đó, viêm có thể lan tới các lỗ chân lồng gần kề và phát triển thành vết loét.

Tình trạng viêm nang lông có thể ảnh hưởng tới một hoặc nhiều nang lông và có thể kéo dài trong thời gian ngắn đối với trường hợp cấp tính hoặc tồn tại lâu dài với trường hợp mãn tính.

Các dấu hiệu của bệnh viêm nang lông:

  • Vết sưng nhỏ màu đỏ
  • Nổi mụn đầu trắng
  • Vết loét trên da, loét có mủ
  • Da bị đỏ, mẩn ngứa, rát
  • Hơi sưng ơ vùng da bị viêm

Các biến chứng của bệnh viêm nang lông: Bệnh này hoàn toàn không nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên chúng có thể gây ra các biến chứng như

  • Mụn nhọt dưới da
  • Sẹo hoặc vết thâm trên da
  • Rụng tóc/ lông vĩnh viễn do tổn thương lỗ chân lông
  • Nhiễm trùng nang lông tái phát
  • Lây lan nhiễm trùng sang các vùng da khác

Phân biệt các loại viêm nang lông

Có hai dạng viêm nang lông là viêm nang lông nông hoặc sâu. Khi thương tổn khu trú ở sâu, mạn tính và ngoan cố thì được gọi là viêm nang sâu

viêm nang lông
Có hai dạng viêm nang lông là viêm nang lông nông hoặc sâu

Viêm nang lông nông

Các loại viêm nang lông nông gồm:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn: Loại viêm nang lông có đặc điểm là mụn nhọt nhiều mủ gây ngứa, do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, thường sống trên da nhưng xâm nhập sâu hơn thông qua các vết thương hoặc tổn thương khác trên da.
  • Viêm nang lông do Pseudomonas: Cũng được gọi là viêm nang lông do tắm bồn nước nỏng, nguyên nhân do một loại vi khuẩn (pseudomonas aeruginosa), dấu hiệu là các tổn thương mụn mủ, mụn nước, sẩn ở nang lông và ngứa. Bệnh sẽ xuất hiện trong 1 – 4 ngày sau khi tắm nước nóng, bể bơi hay bể xoáy. Rất hiếm khi bệnh gây nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Viêm nang lông do pityrosporum: Đây là nhiễm trùng nấm men trên da dẫn đến các tổn thương mạn tính có màu đỏ và ngứa. Thường sẽ xảy ra trên mặt và ở trên cơ thể, phổ biến ở người trẻ tuổi và nam giới trưởng thành.

>> Xem thêm Tương lai rộng mở của vắc xin mụn trứng cá trên da

Viêm nang lông sâu

Các dạng viêm nang lông sâu bao gồm:

  • Sycosis barbae: Một dạng ngứa sâu hơn do thợ cắt tóc gây ra gây biến chứng là sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.
  • Nhọt: Vi khuẩn tụ cầu khuẩn xâm nhập vào sâu nang lông dẫn đến mụn nhọt và nhiều mủ. Chúng phát triển hơn và gây đau cho đến khi vỡ ra. Các nhóm nhọt gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm nang lông gram âm: Thường gặp ở những người đang điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh do kháng sinh ảnh hưởng tới sự cân bằng vi khuẩn trên da. Bệnh thường biểu hiện như một đợt bột phát của trứng cá mủ và trứng cá nốt. Bệnh thường hết khi điều trị xong kháng sinh.
  • Viêm nang lông vô khuẩn do đa nhân ái toan: Những người bệnh HIV/AIDS có sức đề kháng kém dễ gặp phải tình trạng viêm nang lông này. Triệu chứng bệnh rất dữ dội và hay tái phát, có thể làm tăng sắc tố da (khiến da đen đi). Nguyên nhân tuy chưa được làm rõ nhưng một số nghiên cứu cho rằng một loại ve nang lông gây ra viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan.

Chẩn đoán viêm nang lông

Các bác sĩ có xu hướng chẩn đoán viêm nang lông dựa trên thực tế khám bệnh. Bác sĩ có thể kiểm tra da, xem xét các triệu chứng, lịch sử mắc bệnh và yếu tố gia đình của người bệnh.

chẩn đoán viêm nang lông
Bác sĩ có xu hướng chẩn đoán viêm nang lông dựa trên thực tế khám bệnh

Họ cũng lấy một phần da bị nhiễm bệnh để kiểm tra loại vi khuẩn hoặc nấm nào gây viêm nang lông. Trong các trường họp hiếm, sinh khiết da được cho là cần thiết để xác định được nguyên nhân bệnh.

>> Xem thêm Nhận biết ngay chức năng và cấu tạo của làn da

Điều trị bệnh viêm nang lông

Điều trị viêm nang lông còn tùy thuộc vào loại viêm và độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường chỉ cần khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp nặng hoặc tái phát thì có thể cần dùng thuốc và các liệu pháp khác. Các phương pháp điều trị là:

Thuốc                                                              

Một số loại thuốc dùng để đặc trị viêm nang lông. Hoặc có thể dùng thuốc trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thuốc chống viêm cũng có thể được dùng.

Một số dạng thuốc được kê cho viêm lỗ chân lông là:

  • Kem kháng sinh tại chỗ
  • Kháng sinh đường uống
  • Kem chống nấm tại chỗ
  • Dầu gội chống nấm
  • Thuốc chống nấm đường uống
  • Kem steroid
  • Corticosteroid đường uống

Liệu pháp ánh sáng

Theo một số nghiên cứu, dùng liệu pháp ánh sáng có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm nang lông sâu. Liệu pháp ánh sáng đôi khi dùng để điều trị mụn trứng cá và dùng cả ánh sáng lẫn hóa học để diệt vi khuẩn, nấm và virus.

Hút dịch

Bác sĩ cũng có thể hút dịch nhọt bằng cách rạch một vệt nhỏ ở vết thương để dẫn đến mủ. Mục đích để giảm đau và nhanh phục hồi.

Triệt lông bằng laser

Liệu pháp laser có thể giúp giảm viêm nang lông và chữa nhiễm trùng. Laser làm phá hủy các nang lông để chúng không bj viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.

Biện pháp khắc phục viêm lỗ chân lông tại nhà

Một số cách điều trị viêm nang lông tại nhà rất có hiệu quả. Đó là:

Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm
Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm có thể giúp giảm ngứa và đau do viêm nang lông
  • Đắp gạc ấm: Đặt miếng gạc lên vùng bị viêm nang để giảm ngứa và rút mủ. Cần ngâm miếng vải vào nước ấm và vắt sạch nước. Đắp lên da trong tối đa 20 phút. Lặp lại khi cần thiết
  • Thuốc bôi viêm nang lông không kê đơn: Một số loại kem, gel có sẵn ở nhà thuốc để điều trị.
  • Giữ gìn vệ sinh: Nhẹ nhàng rửa vùng bị ảnh hưởng hai lần mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ để giảm nhiễm trùng. Luôn dùng khăn sạch, không dùng khăn lau vì có thể gây kích ứng cho da. Dùng khăn sạch để lau và giặt tất cả các loại khăn sau khi dùng để giảm nguy cơ lây vi trùng.
  • Tắm nhẹ nhàng: Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm có thể giúp giảm ngứa và đau do viêm nang lông. Có thể thêm bột yến mạch hoặc 1 cốc baking soda để giúp thuyên giảm các triệu chứng.
  • Bảo vệ làn da: Tránh mặc quần áo chật hoặc gây khó chịu, giảm nguy cơ tiếp xúc với các loại hóa chất và sản phẩm chăm sóc da giàu kiềm, hạn chế cạo râu. Khi cạo râu nên dùng chất bôi trơn và dùng lưỡi dao sạch và sắc.

>> Xem thêm 5 Mẹo làm đẹp da mà ai cũng cần phải biết tới

Giải pháp phòng ngừa viêm lỗ chân lông

Để ngăn ngừa viêm lỗ chân lông cần tránh hoặc giảm nguy cơ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh. Đó chính là:

  • Mặc quần áo quá chật.
  • Quần áo có tính kích thích
  • Dùng các loại chất tẩy rửa mạnh và các sản phẩm dưỡng da gây khó chịu.
  • Kỹ thuật cạo râu không đúng
  • Bồn tắm nước nóng cần được xử lý đúng cách
  • Tránh mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi.